Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2301
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC ĐÃ VỠ BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Tác giả: NGUYỄN ĐỨC, TUYNH
Người hướng dẫn: VŨ ĐĂNG, LƯU
Từ khoá: Chẩn đoán hình ảnh
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Phình động mạch thông trước chiếm 23–40% các trường hợp phình mạch nội sọ bị vỡ và 12–15% các chứng phình động mạch không vỡ. Nguy cơ vỡ túi phình hàng năm theo thống kê là từ 0,05-2%.1Đây là loại phình mạch nội sọ phổ biến nhất bao gồm cả bị vỡ hoặc không bị vỡ. Phình động mạch não vỡ là một cấp cứu nội khoa và thần kinh cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng để lại. Phần lớn các trường hợp không phát hiện được lúc túi phình chưa vỡ do đa phần bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của các phương tiện CĐHA hiện đại như CLVT đa dãy và CHT 1,5 Tesla trở lên nên tỷ lệ phát hiện và điều trị PĐMN chưa vỡ có nguy cơ cao đã tăng lên. Ngày nay bên cạnh điều trị hồi sức nội khoa sau xuất huyết dưới nhện việc chẩn đoán xác định túi phình bằng chụp mạch máu và điều trị triệt để túi phình vỡ càng sớm càng tốt là nguyên tắc chung trong thực hành.2-4 Tuy nhiên, điều trị với các trường hợp phình động mạch thông trước vẫn là thách thức lớn với các nhà lâm sàng. Dù cũng nằm trong bệnh cảnh CMDN do vỡ phình động não, nhưng do vị trí đặc biệt là nằm giữa hai động mạch não trước và các cấu trúc thần kinh quan trọng cận kề như giao thoa thị giác, thùy trán, thùy thái dương… nên phình động mạch thông trước có những biểu hiện lâm sàng và hình ảnh trước, trong và sau vỡ mang những nét đặc thù riêng. Do đó nếu được để ý đúng mức có thể chẩn đoán bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Phương pháp điều trị phình động mạch thông trước là phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Trong quá trình phẫu thuật phình động mạch thông trước, cần chú ý không chỉ đến các đặc điểm giải phẫu của chính túi phình mà còn các mạch máu quan trọng liền kề như nhánh quặt ngược Heubner và các nhánh xiên, nó là những thách thức đối với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Can thiệp nội mạch điều trị chứng PĐMN thông trước như: tắc túi phình bằng VXKL đơn thuần hoặc có các thiết bị hỗ trợ như bóng hoặc GĐNM chẹn cổ, sử dụng Web và hiện nay là GĐNM đổi hướng dòng chảy làm tắc túi phình nhưng vẫn bảo tồn mạch mang.5 Can thiệp nội mạch điều trị chứng PĐMN vỡ sử dụng vòng xoắn kim loại (VXKL- Coils) ngày càng được chỉ định rộng rãi vì sự hiệu quả cao, ít xâm lấn và an toàn. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, các kỹ thuật can thiệp mạch với phình động mạch thông trước ngày càng tiến bộ, an toàn và hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc điểm hình ảnh và kết quả điều trị phình động mạch thông trước đã vỡ bằng can thiệp nội mạch" với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của phình động mạch thông trước đã vỡ. 2. Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch thông trước đã vỡ bằng can thiệp nội mạch.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2301
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1010.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.97 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.