Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2297
Nhan đề: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA NORADRENALIN VỚI PHENYLEPHRIN TRONG ĐIỀU TRỊ TỤT HUYẾT ÁP SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG CHO MỔ LẤY THAI
Tác giả: NGUYỄN CẢNH, HÀO
Người hướng dẫn: NGUYỄN TOÀN, THẮNG
Từ khoá: Gây mê hồi sức
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, mỗi gia đình thường chỉ sinh một đến hai con, bên cạnh đó nhiều quan niệm cũ vẫn được lưu hành như “ sinh mổ con thông minh hơn “, chọn ngày chọn giờ sinh, sợ bị đau, sợ tổn thương âm đạo do sinh thường đã làm cho tỷ lệ mổ lấy thai trong những năm gần đây ngày càng tăng lên1 . Do đó vô cảm cho mổ lấy thai ngày càng tăng và là mối quan tâm rất lớn của các bác sĩ gây mê hồi sức sản khoa, vì vừa phải đảm bảo giảm đau, giãn cơ tốt, tạo thuận lợi cho cuộc mổ vừa phải đảm bảo được an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Gây tê tủy sống (GTTS) có nhiều ưu điểm và là phương pháp được lựa chọn ưu tiên trong vô cảm cho mổ lấy thai. GTTS có rất nhiều ưu điểm: kỹ thuật dễ tiến hành, giảm đau giãn cơ tốt, mẹ tỉnh để chứng kiến con chào đời, hạn chế được các tác dụng bất lợi của thuốc gây mê lên mẹ và sơ sinh. GTTS bên cạnh có rất nhiều ưu điểm cũng có nhiều bất lợi, trong đó bất lợi gặp thường xuyên nhất là tụt huyết áp (tụt huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp giảm ≥ 20% so với huyết áp nền của bệnh nhân)2–4. Tỷ lệ tụt huyết áp có thể lên tới 80% 5–7 nếu không áp dụng các biện pháp dự phòng như truyền dịch, nằm nghiêng trái 15 độ và dùng thuốc co mạch 8,9. Tụt huyết áp gây ra rất nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, như giảm lưu lượng máu tử cung – thai gây thiếu máu thai, toan máu, giảm cung lượng tim mẹ có thể gây rối loạn ý thức, nặng nề hơn có thể ngừng tim 5. Do đó vấn đề dự phòng và xử trí tụt huyết áp luôn được quan tâm và nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dùng để điều trị tụt huyết áp sau GTTS mổ lấy thai, trong đó có phương pháp sử dụng thuốc co mạch. Từ lâu ephedrine là thuốc co mạch được sử dụng phổ biến trên lâm sàng, nhưng gần đây phenylephrine được nhiều nghiên cứu ủng hộ cho điều trị tụt huyết áp sau GTTS để mổ lấy thai, do phenylephrine là thuốc kích thích chọn lọc thụ thể α1 – giao cảm, thuốc gây co mạch làm tăng huyết áp, ít gây tác dụng phụ lên nhịp tim mẹ, ít ảnh hưởng tới thai nhi10–12. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy lợi ích của noradrenalin so với Phenylephrin trong điều trị tụt huyết áp sau GTTS mổ lấy thai như làm tăng cung lượng tim của mẹ, ít gây tình trạng mạch nhanh, làm giảm tình trạng toan máu thai nhi, bên cạnh tác dụng nâng huyết áp.13,14. Tại Việt Nam đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị tụt huyết áp của noradrenalin so với phenylephrin, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu : 1. So sánh hiệu quả điều trị tụt huyết áp của noradrenalin 6mcg tiêm tĩnh mạch ngắt quãng với phenylephrine 100 mcg tiêm tĩnh mạch ngắt quãng trong gây tê tủy sống cho mổ lấy thai. 2. So sánh một số tác dụng không mong muốn trên mẹ và sơ sinh khi điều trị tụt huyết áp sau gây tê tủy sống bằng noradrenalin 6mcg tiêm tĩnh mạch ngắt quãng và phenylephrine 100 mcg tiêm tĩnh mạch ngắt quãng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2297
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS1107.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.