Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2292
Title: THựC TRạNG THừA CÂN, BéO PHì Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ở NGƯờI TRƯởNG THàNH TạI BA QUậN/HUYệN NộI NGOạI THàNH Hà NộI NĂM 2018
Authors: ĐỖ HẢI, ANH
Advisor: TRỊNH BẢO, NGỌC
Keywords: Y tế công cộng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tỷ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, được mô tả là đại dịch và trở thành gánh nặng y tế toàn cầu [1],[2]. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, năm 2016, toàn cầu có hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân và trong số đó có 650 triệu người béo phì, chiếm tương ứng là 39% và 13%. So với năm 1975, tỷ lệ béo phì năm 2016 trên thế giới đã tăng gần gấp ba lần. Không chỉ gia tăng ở những nước có thu nhập cao, thừa cân/béo phì cũng đang ngày càng phổ biến ở những nước có thu nhập trung bình hoặc thấp [3]. Người thừa cân, béo phì thường bị xã hội kỳ thị bởi nhận thức sai lầm rằng tình trạng này gây ra chủ yếu là do sự thiếu ý chí dẫn đến lựa chọn chế độ ăn uống không phù hợp kết hợp với sự lười biếng, thậm chí không tham gia vào các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, thừa cân béo phì là một tình trạng y tế mạn tính và phức tạp, gây nên bởi sự tương tác của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, trao đổi chất và hành vi, vượt quá tầm kiểm soát của những cá nhân mắc phải tình trạng này [4]. Thừa cân, béo phì liên quan chặt chẽ đến các bệnh mạn tính không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường typ 2, bệnh xương khớp, hội chứng ngưng thở dẫn đến đột tử khi ngủ. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 2,8 triệu ca tử vong bởi các bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì [3],[4]. Thừa cân, béo phì còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây sự tự ti, stress, trầm cảm và làm tăng nguy cơ biến chứng thai sản. Không những thế, năng suất lao động của nhóm béo phì được báo cáo là thấp nhất [5]. Béo phì tác động đáng kể đến nền kinh tế bởi những chi phí chăm sóc sức khỏe cho những người mắc phải tình trạng này [6],[7]. Tại Mỹ, chi phí bổ sung hàng năm chăm sóc sức khỏe cho mỗi người đàn ông trưởng thành béo phì là 1152 đô la và mỗi người phụ nữ trưởng thành béo phì là 3613 đô la, gấp ba lần so với nam giới trưởng thành béo phì. Tổng số tiền bổ sung trực tiếp cho chi phí chăm sóc sức khỏe người béo phì hàng năm là 346 tỷ đô la, tương đương với hơn 10% tổng chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe năm 2014 [5]. Tại Việt Nam, năm 1980, tỷ lệ béo phì ở nam giới cũng như nữ giới trưởng thành đều là 0,3% [8]. Nhưng đến năm 2015, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành đã tăng lên 1,6% [2]. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì ở thành thị cao hơn so với nông thôn, phụ nữ cao hơn so với nam giới [9], [10]. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Hai mươi năm trở lại đây, Hà Nội đã có sự phát triển nhanh chóng và vượt trội so với nhiều địa phương khác trong cả nước về mọi mặt như kinh tế, hạ tầng, giao thông... Sự phát triển nhanh chóng đó đã làm thay đổi nhiều thói quen ăn uống, lối sống, hoạt động thể chất... của người dân. Vậy với những thay đổi đó, thực trạng thừa cân và béo phì tại Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng thừa cân và béo phì của người dân Hà Nội? Với mong muốn trả lời những câu hỏi trên nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp cải thiện tình trạng thừa cân và béo phì cho người trưởng thành sống tại Hà Nội nói riêng cũng như sống tại các vùng đô thị khác trên cả nước nói chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ba quận huyện nội ngoại thành Hà Nội năm 2018” với 2 mục tiêu chính như sau: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1. Đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành tại hai quận nội thành và một huyện ngoại thành Hà Nội năm 2018 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở người trưởng thành tại hai quận nội thành và một huyện ngoại thành Hà Nội năm 2018
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2292
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1102.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.