Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2290
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ KHOANG MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU 2019-2020
Authors: TRẦN THỊ, THỦY
Advisor: Lê Thị, Hương
Keywords: Dinh Dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Suy dinh dưỡng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư khoang miệng. Theo GLOBAL 2018, thế giới ghi nhận 354864 trường hợp ung thư khoang miệng mắc mới, tỷ lệ sút cân ở bệnh nhân chiếm tới hơn 30% và 177384 trường hợp tử vong 1,2 Khoang miệng bao gồm: 2/3 phía trước lưỡi (lưỡi di động), sàn miệng, lợi hàm dưới, lợi hàm trên, khẩu cái cứng, niêm mạc trong má, khe liên hàm, môi dưới, môi trên và mép môi 3 . Đây là các bộ phận khởi đầu của ống tiêu hóa, ung thư tại đây có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Cùng với đó, các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị cũng gây ra nhiều vấn đề khó khăn ảnh hưởng lên tình trạng dinh dưỡng 4. Một nghiên cứu đã thống kê có 43% bệnh nhân trải qua phẫu thuật vùng đầu cổ cần được hỗ trợ dinh dưỡng qua đường ống sonde trong hơn 15 ngày đầu sau phẫu thuật 5. Và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm bệnh nhân dùng thực phẩm lỏng, đặc biệt cho bệnh nhân dùng ống sonde thì tỷ lệ giảm cân là 61% 2. Với xạ trị, 25% bệnh nhân gặp biến chứng như mất vị giác và/hoặc khô miệng trước khi bắt đầu và tăng lên đến hơn 80% sau khi kết thúc đợt điều trị 6. Hoá trị cũng góp phần gây giảm hấp thu dinh dưỡng cho bệnh nhân, chủ yếu thông qua các cơ chế trực tiếp và gián tiếp, như gây buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy,…chán ăn trên các bệnh nhân 5 . Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư, tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra là hơn 50% bệnh nhân ung thư bị tử vong có tình trạng suy dinh dưỡng, 20% bệnh nhân có nguyên nhân chính dẫn đến tử vong là do suy dinh dưỡng7,8.Nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư khoang miệng cũng chỉ ra nhóm đối tượng có chỉ số khối cơ thể thấp (BMI- Body mass index) thì tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật sẽ gia tăng2. Chủ động cải thiện tình trạng dinh dưỡng giúp phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị làm giảm độc tính của các phương pháp can thiệp, tăng hiệu quả điều trị 8[9]. Hiện nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đẩy mạnh xây dựng các phương pháp điều trị can thiệp để duy trì cân nặng và tình trạng dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật) trên bệnh nhân ung thư khoang miệng còn đang rất hạn chế. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Bệnh viện K Tân Triều 2019-2020” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở thời điểm nhập viện của bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2019-2020 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2019-2020
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2290
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1100.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.