Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2287
Nhan đề: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG MẮC BỆNH UTV PHỤ NỮ TẠI HÀ NỘI TRONG 5 NĂM 2010-2014
Tác giả: NGUYỄN THỊ, NGÂN
Người hướng dẫn: Lê Văn, Quảng
Lê Vĩnh, Giang
Từ khoá: Y tế công cộng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ung thư vú (UTV) là bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều quốc gia. Theo GLOBOCAN 2018, trên toàn thế giới có 2.089.000 trường hợp UTV mới được chẩn đoán, chiếm 11,6% trong tất cả các loại ung thư và số trường hợp tử vong do UTV là 881.000 trường hợp [1]. Chính vì vậy, vấn đề phòng chống UTV luôn được xem là một trong vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu. Ở nhiều nước phát triển, các Chương trình quốc gia về phòng chống ung thư (PCUT) đều hướng đến: phòng bệnh; sàng lọc và phát hiện sớm; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư [2-4]. Tuy nhiên, việc xây dựng một chương trình PCUT hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào các nghiên cứu dịch tễ học ung thư. Các dữ liệu dịch tễ học về ung thư như gánh nặng bệnh tật, các đặc điểm phân bố về tuổi, kinh tế xã hội, khu vực địa lý, xu hướng mắc bệnh… có ý nghĩa quyết định trong việc xác định các hướng ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia [5]. Trong đó, tỷ suất mới mắc và tỷ suất tử vong là hai chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình bệnh ung thư. Tỷ suất mới mắc ung thư chỉ có được từ những ghi nhận dựa vào quần thể. Tại Việt Nam, UTV đứng đầu trong nhóm ung thư hay gặp ở phụ nữ [6]. Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, tỷ suất mắc UTV chuẩn hóa theo tuổi năm 2010 là 23/100.000 dân, đứng đầu trong tất cả các bệnh ung thư ở nữ giới. Đây là một trong những bệnh ung thư tiến triển chậm, có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Công tác phòng chống UTV, sàng lọc phát hiện sớm UTV ngày càng được quan tâm, đặc biệt ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ. Các nghiên cứu về UTV tại Việt Nam thường tập trung vào chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Ngược lại, các nghiên cứu về dịch tễ học UTV còn ít được quan tâm, trong khi kết quả từ các loại nghiên cứu này lại có ý nghĩa quan trọng đối với công tác PCUT. Nhằm cung cấp thêm dữ liệu dịch tễ học cho các cơ quan quản lý y tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng phòng chống UTV một cách hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và xu hướng mắc bệnh ung thư vú phụ nữ tại Hà Nội trong 5 năm 2010-2014”, với các mục tiêu: 1. Mô tả sự phân bố mới mắc ung thư vú ở phụ nữ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010-2014 2. Phân tích chiều hướng mới mắc ung thư vú ở phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2287
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS1097.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.08 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.