Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2279
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT MỘT THÙY TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA NGUY CƠ THẤP TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Authors: ĐINH NGỌC, TRIỀU
Advisor: ĐOÀN QUỐC, HƯNG
TRẦN NGỌC, LƯƠNG
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư tuyến giáp (UTTG) là ung thư phổ biến nhất trong hệ nội tiết, chiếm tỉ lệ >90% các trường hợp ung thư của hệ nội tiết. Hiện nay UTTG đứng hàng thứ 5 trong số các ung thư phổ biến nhất ở nữ giới1, 2. Ở Mỹ, năm 2018 ư¬ớc tính có khoảng 53.990 trư¬ờng hợp UTTG mới mắc và 2.060 trường hợp tử vong. UTTG gặp ở mọi lứa tuổi với hai đỉnh cao là 7 - 20 và 45 - 65 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1/2 - 1/31. Các số liệu thống kê ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc UTTG là 0,9% ở nam và 2,5% ở nữ3. UTTG thể biệt hoá bao gồm thể nhú và thể nang chiếm phần lớn (> 90%) các loại UTTG4. Ngày nay các tác giả trên thế giới đều đồng ý rằng phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên cho UTTG thể biệt hóa, mặc dù mức độ rộng của phẫu thuật thì có thay đổi và còn tranh cãi, đặc biệt trong nhóm nguy cơ thấp: Cắt thùy tuyến giáp hay cắt toàn bộ tuyến giáp? Khi nào cần nạo vét hạch vùng cổ? Ở Mỹ, tỉ lệ phát sinh UTTG thể biệt hóa đã tăng lên gấp 3 lần trong 30 năm5, 6. Sự gia tăng tỉ lệ phát sinh này chủ yếu ở nhóm có kích thước u ≤2 cm5, 7. Tương tự, sự gia tăng tỉ lệ phát sinh cũng được ghi nhận trên toàn thế giới, với mức tăng lớn nhất tại Hàn Quốc8, 9. Xu hướng thay đổi về kích thước u này dẫn tới việc thay đổi trong chiến lược điều trị ban đầu cũng như theo dõi lâu dài cho bệnh nhân UTTG thể biệt hóa. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ sống cũng như tỉ lệ tái phát là tương đương ở các bệnh nhân UTTG thể biệt hoá nguy cơ thấp được điều trị phẫu thuật cắt 1 thùy tuyến giáp và cắt toàn bộ tuyến giáp10-13. Phẫu thuật mở kinh điển đòi hỏi phải rạch da ở vùng cổ trước và bóc tách lớp cơ và tổ chức dưới da để đi vào tuyến giáp. Phương pháp phẫu thuật mở kinh điển ngày nay có thể được tiến hành an toàn với rất ít biến chứng nhưng lại để lại một vết sẹo dài không mong muốn ở vùng cổ trước. Phẫu thuật nội soi ra đời đã khắc phục những hạn chế của mổ mở bởi phương pháp mổ nội soi chỉ làm tổn thương tối thiểu các tổ chức, ít đau sau mổ, giảm số ngày điều trị sau mổ, đặc biệt là mang lại tính thẩm mỹ cao. Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị UTTG thể biệt hóa đã thực hiện ở một số trung tâm lớn trên thế giới cho thấy đây là phương pháp an toàn và hiệu quả tương đương với phẫu thuật mở kinh điển14-17. Tại bệnh viện Nội tiết trung ương, chúng tôi đã phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp nhân lành tính với số lượng lớn. Từ những kinh nghiệm này, chúng tôi tiếp tục triển khai ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị UTTG thể biệt hóa. UTTG tuyến giáp thể biệt hóa nguy cơ thấp là ung thư có tỉ lệ tái phát < 5%, trên lâm sàng, đây là nhóm bệnh nhân có kích thước u ≤2cm trên siêu âm, chưa xâm lấn ra ngoài tuyến giáp, chưa có hạch di căn18, thuận lợi về mặt kỹ thuật cho phẫu thuật nội soi. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả phẫu thuật nội soi cắt một thùy tuyến giáp điều trị UTTG thể biệt hóa nguy cơ thấp tại Bệnh viện Nội tiết trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả chỉ định, kĩ thuật nội soi cắt một thùy tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa nguy cơ thấp tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. 2. Nhận xét kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt một thùy tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa nguy cơ thấp tại Bệnh viện Nội tiết trung ương.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2279
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1087.pdf
  Restricted Access
2.03 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.