Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2276
Title: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TUYẾN TỈNH/THÀNH PHỐ TRƯỚC VÀ SAU SÁP NHẬP THEO MÔ HÌNH TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT NĂM 2018
Authors: NGUYỄN THU, HUYỀN
Advisor: Lê Thị, Hường
Nguyễn Văn, Huy
Keywords: Y tế công cộng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các ngành nghề. Nguồn nhân lực là một trong năm thành phần đầu vào của hệ thống y tế, yếu tố cơ bản quyết định số lượng cũng như chất lượng của các hoạt động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân [1]. Vì vậy ngành y tế đã rất chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực [2]. Đặc biệt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, nguồn nhân lực y tế là một trong những cấu phần quan trọng trong cung cấp dịch vụ để đảm bảo tính sẵn có, độ bao phủ và chất lượng dịch vụ [3]. Ngày 17/03/2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 [4], được xem là nguyên lý, chỉ đạo, thúc đẩy và định hướng cho phát triển nhân lực phòng, chống HIV/AIDS. Chỉ thị số 54/2005/CT-TW 30/11/2005 cũng nêu rõ nhiệm vụ “kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương…” [5]. Tiếp theo Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 33/2007/QĐ-BYT với mục tiêu chung “Nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS về…..nguồn nhân lực…” [6]. Xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, được đề cập một lần nữa trong Quyết định số 608/QĐ-TTg của Chính phủ năm 2012 [7] nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm thay đổi cấu trúc và phân bố nguồn nhân lực y tế [8] thì các văn bản, chính sách cũng tác động không nhỏ dẫn đến thay đổi nguồn nhân lực của công tác phòng, chống HIV/AIDS. Điển hình là Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV do BYT - Bộ Nội vụ ban hành ngày 11/12/2015, hướng dẫn các tỉnh thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng [9] thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng, trong đó có Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Thông tư số 26/2017/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tái cơ cấu rộng hơn, hoàn thiện mô hình trước ngày 01/01/2021 [10]. Sự thay đổi này đã tạo ra một bước ngoặt, ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực y tế của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, từ một Trung tâm độc lập trở thành một khoa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Cùng với đó cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ quốc tế rút bớt nguồn tài trợ, chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật, đặt ra thách thức đối với ngành y tế trong việc duy trì hiệu quả nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS [11]. Đã có một số nghiên cứu về nguồn nhân lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS song từ khi triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh/thành phố chưa có nghiên cứu cụ thể nào được báo cáo. Với mong muốn tìm hiểu sự thay đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trước và sau sáp nhập cũng như hiểu được nhu cầu thực tế dưới góc nhìn của người cung cấp dịch vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS, nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu nhân lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố trước và sau sáp nhập theo mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật năm 2018” được tiến hành với 2 mục tiêu sau: 1. So sánh nhân lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố trước và sau sáp nhập theo mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật năm 2018; 2. Phân tích nhu cầu nhân lực tham gia phòng, chống HIV/AIDS từ người cung cấp dịch vụ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố năm 2018.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2276
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1084.pdf
  Restricted Access
1.58 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.