Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2269
Title: KHẢ NĂNG TỰ QUẢN CHĂM SÓC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIấN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Authors: NGUYỄN THỊ THU, HÀ
Advisor: ĐẶNG THỊ VIỆT, HÀ
TRƯƠNG QUANG, TRUNG
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh suy thận mạn (STM) được coi là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, thường ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và xã hội. Bệnh thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian sống. Một nghiên cứu tại Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy có khoảng 9-13% dân số thế giới mắc bệnh thận mạn, hầu hết những người bệnh này đều tiến triển đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu ngoài thận (lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng) 1. Lọc máu chu kỳ là phương pháp điều trị thay thế thận phổ biến nhất, với tốc độ tăng trưởng 6% - 7%, tỷ lệ cao nhất ở Đài Loan, tiếp theo là Nhật Bản và sau đó là Hoa Kỳ. Trong số 2,7 triệu người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối vào cuối năm 2011 có khoảng hơn 2 triệu người đang được lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng 2. Người bệnh lọc máu chu kỳ có thể kéo dài tuổi thọ, có sức khoẻ tốt, tham gia công việc như một người bình thường phụ thuộc nhiều vào khả năng tự quản chăm sóc của người bệnh, sự tuân thủ chế độ ăn uống, chế độ dùng thuốc, chế độ lọc máu theo y lệnh của bác sĩ và đặc biệt phải có một kiến thức cơ bản về lọc máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cải thiện mức độ tự quản chăm sóc của người bệnh đang lọc máu chu kỳ là phương thức hữu hiệu đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh suy thận mạn 2,3,4,5. Một nghiên cứu của Viện Khoa học Điều dưỡng, Đại học Basel, Thụy Sĩ ước tính trong số người bệnh điều trị lọc máu chu kỳ cho thấy tỷ lệ không tuân thủ điều trị là từ 10% đến 60% cho lượng dịch đưa vào cơ thể, 2% và 57% cho lời khuyên về chế độ ăn uống, từ 0 đến 35% bỏ qua hoặc rút ngắn các buổi lọc máu và từ 19% đến 99% không tuân thủ chế độ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ 6. Người bệnh lọc máu chu kỳ không thực hiện tốt chỉ định điều trị của bác sĩ có thể gặp nhiều biến chứng, làm bệnh ngày càng nặng hơn, và tăng nguy cơ tử vong. Trong một nghiên cứu quy mô lớn, khi so sánh với các người bệnh tuân thủ điều trị, những người bỏ qua một hoặc nhiều lần điều trị lọc máu chu kỳ trong một tháng có mức tăng cân giữa hai kỳ lọc lớn hơn 5,7%. Những người đã rút ngắn thời gian từ 3 lần điều trị lọc máu chu kỳ trở lên trong khoảng thời gian một tháng có nguy cơ tử vong cao hơn từ 13% đến 35% so với những nhóm không rút ngắn thời gian điều trị 7. Các nghiên cứu về tự quản chăm sóc của người bệnh đang lọc máu chu kỳ ở Việt Nam còn hạn chế, nhóm chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu được công bố trong giai đoạn 2015-2019. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã triển khai lọc máu hơn 10 năm, hiện tại quản lý 130 người bệnh đang lọc máu chu kỳ, Bệnh viện cũng chưa có nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này một cách có hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khả năng tự quản chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang” với hai mục tiêu: 1. Mô tả mức độ tự quản chăm sóc của người bệnh đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến khả năng tự quản chăm sóc của nhóm người bệnh này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2269
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1075.pdf
  Restricted Access
1.91 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.