Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2268
Title: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI BỆNH HỒI SỨC THỞ MÁY CÓ ĐẶT THÔNG TIỂU
Authors: LÊ THỊ, HUỆ
Advisor: Trịnh Văn, Đồng
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện (NKTNBV) là một trong nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp bệnh viện. Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) chiếm ít nhất 40% các nhiễm khuẩn bệnh viện và 23% các ca nhiễm trùng tại khoa hồi sức tích cực (HSTC) 1,2, 80% trường hợp NKTNBV liên quan đến ống thông tiểu 3. Tại Việt Nam, tỷ lệ NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu khoảng 15% - 25% 4. Nghiên cứu của Garibaldi R.A tại Anh cho thấy 10% người bệnh (NB) bị NKTN mắc phải vào thời điểm đặt thông tiểu và tỷ lệ này tăng lên cùng với thời gian lưu ống thông tiểu, ống thông càng lưu dài ngày thì nguy cơ NKTN mắc phải càng cao5. Tỷ lệ tử vong trực tiếp do NKTNBV chưa được xác định rõ nhưng tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thứ phát sau NKTNBV là 2 – 4% và tỷ lệ tử vong ở những NB này cao gấp ba lần so với NB bị nhiễm khuẩn huyết không có NKTN 5. NKTN làm nặng thêm các bệnh lý nền trước đó, làm tăng giá thành điều trị và kéo dài thời gian điều trị. Mặt khác sự gia tăng đề kháng kháng sinh (KKS) của vi khuẩn (VK) là một trong những vấn đề nan giải đối với các thầy thuốc lâm sàng. Bệnh viện hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa ngoại hạng đặc biệt, nơi khám và điều trị phẫu thuật cho NB có bệnh lý, chấn thương nặng phức tạp. Do đó gây mê và HSTC đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người bệnh điều trị tại Khoa HSTC phần lớn phải thở máy. Những NB này cần phải theo dõi sát về lâm sàng, hô hấp, huyết động và chức năng thận. Vì vậy, theo dõi nước tiểu là một chăm sóc không thể thiếu trong điều trị NB nặng. Đặt ống thông tiểu để dẫn lưu nước tiểu là một chỉ định bắt buộc nhằm giúp cho điều dưỡng nhận định được màu sắc cũng như đo được số lượng nước tiểu thải ra của NB hàng ngày, để có số liệu tính bilan dịch cho NB cũng như giúp cho bác sĩ biết được chức năng hoạt động của thận, đồng thời để tránh được nhiễm khuẩn da và loét vùng cùng cụt 6. Tuy nhiên, đặt ống thông tiểu sẽ mang đến nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đứng đầu trong số đó là tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiết niệu. Hầu hết các NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu không có triệu chứng và khó kiểm soát vì NB không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rầm rộ, nhất là ở NB sau phẫu thuật 7. Do vậy, việc phát hiện NKTN ở các NB này phải dựa vào các xét nghiệm nước tiểu một cách hệ thống để chẩn đoán xác định NKTN, nguyên nhân gây NKTN và mức độ KKS của các VK. Các xét nghiệm này sẽ giúp cho việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh (KS) thích hợp. Ở Việt Nam và trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về NKTN nói chung. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tình trạng NKTN và mức độ kháng thuốc của các tác nhân gây bệnh ở NB được hồi sức thở máy. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh hồi sức thở máy có đặt thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực - bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá tình trạng kháng thuốc của các tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh hồi sức thở máy có đặt thông tiểu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2268
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1074.pdf
  Restricted Access
1.83 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.