Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2262
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA SAU 2 THÁNG ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019
Authors: PHẠM THỊ TUYẾT, CHINH
Advisor: LÊ THỊ, HƯƠNG
Keywords: Dinh Dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hóa trị là một phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Hóa trị không chỉ phá hủy các tế bào ung thư đang phát triển mà còn phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển và phân chia của các tế bào khỏe mạnh. Các loại thuốc dùng trong hóa trị có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng như: buồn nôn, nôn, chán ăn, loét miệng, rối loạn tiêu hóa [1]. Người bệnh sẽ hạn chế đưa thức ăn vào để tránh những triệu chứng tiêu hóa trên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và giảm cân. Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) của người bệnh sau một đợt điều trị hóa chất theo báo cáo tăng lên 46,4% [2]. Ngoài ra, hóa trị còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh như: rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, đau khổ [3], suy giảm khả năng tình dục [4]. Một nghiên cứu ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa đã chỉ ra rằng có khoảng 24,3% người bệnh ung thư tiêu hóa có CLCS thấp [5]. Có khoảng 10-40% người bệnh cảm thấy lo ngại về sức khỏe, sự tái phát, gánh nặng tài chính [6]. Có nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng việc nâng cao CLCS của người bệnh tỷ lệ thuận với sự sống sót của người bệnh ung thư đường tiêu hóa [7]. Mong muốn cải thiện CLCS được coi như một phần quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư [8]. Trong khi đó, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và can thiệp dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị, thời gian sống và CLCS cho người bệnh ung thư [9]. Việc xác định sớm tình trạng dinh dưỡng ở những người bệnh này giúp phòng tránh hậu quả của suy dinh dưỡng. Thường xuyên sàng lọc và xác định nguy cơ suy dinh dưỡng cho những người bệnh này đã được khuyến nghị bởi nhiều tổ chức và quốc gia. Vì vậy, sàng lọc tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng kịp thời trước khi bắt đầu và trong quá trình điều trị ung thư có thể có lợi cho việc giảm các tác dụng phụ của hóa trị và các biến chứng khác liên quan. Tại Việt Nam, những nghiên cứu cụ thể về tình trạng dinh dưỡng và CLCS của người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau hóa trị còn hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá tình trạng dinh của người bệnh trước khi truyền hóa chất hoặc sau khi truyền hóa chất nói chung. Đối với người bệnh ung thư, phác đồ điều trị hóa chất thường từ 6-8 đợt (đối với dạ dày) hoặc 12 đợt (đối với đại tràng). Bệnh nhân sau 2 tháng điều trị hóa chất sẽ được kiểm tra tổng thể để đánh giá đáp ứng của người bệnh với phác đồ điều trị. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm này là rất cần thiết. Với mục tiêu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau 2 tháng điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019” nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày và đại tràng sau 2 tháng điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019. 2. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư ung thư dạ dày và đại tràng sau 2 tháng điều trị hóa chất và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2262
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1061.pdf
  Restricted Access
1.69 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.