Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2258
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2018-2019
Authors: BÙI THỊ TRÀ, VI
Advisor: Lê Thị, Hương
Keywords: Dinh Dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư thực quản (UTTQ) là một trong những ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 6 trong các ung thư ở nam giới tại Việt Nam và đứng thứ 12 tại Mỹ 1. Theo thống kê của GLOBOCAN (2012) trên thế giới hiện có 450000 ca mắc mới ung thư thực quản, con số này sự đoán sẽ tăng 140% vào năm 20251. Tại Việt Nam tỉ lệ tử vong trên 100000 dân do UT thực quản với nam giới là 2,3 và nữ giới là 0,8. Suy dinh dưỡng và sụt cân diễn ra khá phổ biến với 40%-80% bệnh nhân ung thư thực quản tuỳ theo địa điểm và phương pháp đánh giá 2,3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của UTTQ là nuốt nghẹn. Theo nghiên cứu của Phạm Đức Huấn, người bệnh UTTQ thường gặp các triệu chứng nuốt nghẹn (100%), sút cân (92,9%), đau ngực (47,6%), mệt mỏi (73,8%)4. Tuy nhiên, do thành thực quản có tính đàn hồi nên khi người bệnh có nuốt nghẹn khẩu kính thực quản chỉ còn khoảng 1 cm2 và u đã lan ra 2/3 chu vi thực quản. Tình trạng nuốt nghẹn làm bệnh nhân sợ ăn, không ăn được, giảm khẩu phần ăn, đồng thời kết hợp với những thay đổi của cơ thể chống lại tế bào ung thư liên quan đến các cytokin làm tăng giáng hoá lipid của mô mỡ, protein của mô cơ và giảm tổng hợp chúng, do đó càng làm người bệnh trở nên suy kiệt. Tình trạng SDD ở bệnh nhân UTTQ trong bệnh viện chiếm tỉ lệ khá cao. Nghiên cứu tại 154 khoa của các bệnh viện tại Pháp thì có tới 60,2% bệnh nhân UTTQ và/hoặc ung thư dạ dày bị SDD5. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Châu Quyên và cộng sự (2017) có tới 50,2% bệnh nhân UTTQ bị SDD2. Người bệnh SDD có nguy cơ tử vong cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn. Một nghiên cứu của Moriana M tại Tây Ban Nha năm 2014 cho thấy có 50% người bệnh SDD mới nhập viện và thời gian nằm viện của người bệnh SDD là 13,5 ngày, lâu hơn so với người bệnh không SDD là 6,7 ngày6. Điều trị UTTQ chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu của khối u, giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh. Ba phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, xạ trị và hoá trị, trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Sau phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình thực quản bằng dạ dày hoặc đại tràng khiến cho nuôi dưỡng bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng dinh dưỡng. Cùng với phẫu thuật và các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, việc hỗ trợ dinh dưỡng đã được chứng minh là có tác dụng củng cố hiệu quả điều trị, đem lại chất lượng cuộc sống và kết quả lâu dài cho bệnh nhân8. Do vậy, việc cải thiện hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho bệnh nhân UTTQ là công việc quan trọng và cấp thiết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh UTTQ và hạn chế các biến chứng, giảm chi phí y tế cũng như thời gian nằm viện cho người bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018 – 2019” được tiến hành với các mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018-2019. 2. Mô tả chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018-2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2258
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1057.pdf
  Restricted Access
2.28 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.