
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2256
Title: | TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN THỰC TÉ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨNHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CẦN THƠ |
Authors: | TRƯƠNG THỊ NGỌC, ĐƯỜNG |
Advisor: | PHẠM VĂN, PHÚ |
Keywords: | Dinh dường |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quyết định chính sức khỏe của con người. Thức ăn ăn vào là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo mô, tăng trưởng và dự trữ của cơ thể, để kiểm soát chức năng cơ thể [1]. Để một quốc gia có thể phát triển thì cần có rất nhiều yếu tố như con người, tài nguyên. Trong đó yếu tố con người (nguồn nhân lực) là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Một quốc gia có nguồn nhân lực khoẻ mạnh, thông minh là có cả một tiềm năng phát triển, trong đó sinh viên là nguồn nhân lực lao động trí óc trong tương lai và cũng sẽ là hạt nhân cho nền kinh tế của đất nước [2]. Người ta cũng cho rằng sức khỏe là một yếu tố quan trọng đối với thành tích học tập ở trường và giáo dục đại học [3]. Trong bối cảnh và môi trường đó có thể là một rào cản đối với việc ăn uống lành mạnh của sinh viên, với khả năng tiếp cận thấp, và biến động nhỏ cho sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó là giá thành cao hơn... Thái độ và hành vi đối với việc ăn uống khi còn học đại học, cao đẳng có thể ảnh hưởng đến thói quen, lối sống của họ về lâu dài và ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì và bệnh đi kèm có liên quan chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư.... [4]. Lupi S., Bagordo F., Stefanati A. và cộng sự (2015) cũng cho thấy suy dinh dưỡng (SDD) mạn tính ức chế sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển tinh thần và làm giảm động lực và mức năng lượng dẫn đến giảm khả năng tư duy, sức khỏe và sự sống còn của người học. Người ta nhận thấy rằng sức khỏe và hạnh phúc là những yếu tố cần thiết để học tập hiệu quả [5]. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu trên sinh viên như Ninh Thị Nhung (2013) nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của sinh viên hệ chính quy tại hai trường Đại học và Trung cấp Nam Định năm 2012, Nguyễn Hoàng Long và cộng sự (2014) nghiên cứu TTDD và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đề cập đến TTDD (thừa cân béo phì và CED) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên; Lê Bá Tường và Nguyễn Hữu Trí (2016) Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên trường Đại học Cần Thơ, Phạm Văn Phú (2011) đã khảo sát TTDD và một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm nhất trường Đại học Y Hà Nội; Nguyễn Thị Đan Thanh (2014) đã đánh gia TTDD, khẩu phần ăn của sinh viên Y1 và Y4 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu nào về chủ đề này ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ năm 2019. 2. Mô tả khẩu phần thực tế của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ năm 2019. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2256 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS1055.pdf Restricted Access | 1.37 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.