Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1945
Nhan đề: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (3/2015 – 3/2018)
Tác giả: Vũ Minh, Điền
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Văn, Mùi
PGS.TS. Bùi Vũ, Huy
Từ khoá: 62720153;Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
Tóm tắt: Những kết luận mới của luận án:. 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae. - Biểu hiện lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae là sốt, đau đầu, đau cơ, da xung huyết, xung huyết kết mạc, vết loét và phát ban.. - Biến đổi cận lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae là tăng enzyme gan AST, ALT, tăng các yếu tố viêm PCT, CRP, hạ natri máu, giảm albumin máu và giảm tiểu cầu.. 2. Các loài Rickettsiaceae và kiểu gen gây bệnh sốt cấp tính. - Hai loài Rickettsiaceae được xác định trong nghiên cứu là O. tsutsugamushi (90,85%) và R. typhi (9,15%). Ba kiểu gen của O. tsutsugamushi được xác định là: Karp (46,29%), Kato (29,63%) và Gilliam (24,07%); chúng có liên quan gần gũi về mặt di truyền với các chủng tham chiếu đã được phát hiện và công bố ở miền Trung Việt Nam và các nước trong khu vực.. - Bệnh nhân sốt mò có biến chứng nhiều hơn ở bệnh nhân sốt chuột; vết loét và sưng hạch ngoại vi chỉ gặp ở bệnh nhân sốt mò, không gặp ở bệnh nhân sốt chuột. Bệnh nhân do kiểu gen Karp gặp biến chứng, giảm tiểu cầu, tăng PCT cao hơn kiểu gen Kato và Gilliam.. 3. Kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng bệnh nặng và tử vong. - Thời gian cắt sốt trung bình của bệnh nhân là 4,19 ± 2,43 ngày; tỷ lệ tử vong là 6,34%. Tất cả các bệnh nhân tử vong đều là bệnh nhân sốt mò.. Tiểu cầu giảm < 50 G/l, qSOFA ≥ 2 điểm và APACHE II ≥ 10 điểm là các yếu tố có liên quan độc lập với suy đa tạng. Điểm qSOFA ≥ 2 và suy đa tạng là các yếu tố tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae..
CONCLUSIONS OF THE THESIS. 1. Clinical and subclinical characteristics of patients with rickettsial infection. - Clinical manifestations commonly encountered in patients with rickettsial infection are fever, headache, myalgia, congestive skin, congestive conjunctival, eschar and rash.. - The common subclinical changes in patients with Rickettsial infection are elevated liver enzymes AST and ALT; increased inflammatory factors PCT and CRP; hyponatremia, hypoproteinemia and thrombocytopenia.. 2. Species of Rickettsiaceae and genotypes causing rickettsial diseases. - Two species of Rickettsiaceae identified in the study are O. tsutsugamushi (90.85%) and R. typhi (9.15%). Three genotypes of O. tsutsugamushi were identified: Karp (46.29%), Kato (29.63%) and Gilliam (24.07%); they are genetically closely related to the reference strains that have been discovered and published in Central Vietnam and other countries in the region.. - Scrub typhus patients have more complications than Murine typhus; eschar and lymphadenopathy are seen only in Scrub typhus, not in Murine typhus. Patients due to the Karp genotype had complications, thrombocytopenia and increasing PCT much more than the Kato and Gilliam genotypes.. 3. Treatment outcome and prognostic factors of severe and fatal disease. - The average time of defervescence was 4.19 ± 2.43 days; the death rate is 6.34%. All fatal patients were Scrub typhus.. - Thrombocytopenia < 50 G/l, qSOFA ≥ 2 points and APACHE II ≥ 10 points are independent prognostic factors that are associated with multiple organ failure. qSOFA score ≥ 2 points and multiple organ failure are independent prognostic factors of death in patients with rickettsial infection..
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1945
Bộ sưu tập: Luận án (nghiên cứu sinh)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
468_TVLA VUMINHDIEN.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.68 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn
468_TTLA VuMinhDien.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.7 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.