Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1622
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG NẶNG TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tác giả: HOÀNG THỊ, THÙY
Người hướng dẫn: Chu Thị, Hạnh
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm các tiểu phế quản tận, ống phế nang, túi phế nang và tổ chức kẽ. Nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút , ký sinh trùng, nấm và một số tác nhân nhưng không phải do vi khuẩn lao.1 Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một bệnh hô hấp phổ biến và được coi là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm.2,3 Trong đó, VPMPCĐ nặng là một nhóm bệnh nhân điều trị với kết quả kém và cần mức độ chăm sóc cao hơn.4,5 Một nghiên cứu dựa trên dân số lớn cho thấy trong số bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán viêm phổi, 21% cần nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU), 6% thở máy xâm nhập và 2% tử vong.6 Mặc dù các chiến lược điều trị đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong của VPMPCĐ, đặc biệt là VPMPCĐ nặng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ tử vong của VPMPCĐ nặng đã được báo cáo từ 17 - 49% bởi các nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm khác nhau.7 Hiện nay, vấn đề chẩn đoán và điều trị viêm phổi nặng khó khăn hơn do viêm phổi nặng thường xảy ra trên cơ địa là người già và ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính trước đó như COPD, tiểu đường, suy thận, suy tim, các bệnh gan mạn tính, ung thư…, đồng thời xuất hiện nguyên nhân gây bệnh mới: dịch SARS (2003), sau đó là dịch cúm gia cầm A/H5N1 (2005), đại dịch cúm A/H1N1(2009), và hiện nay là Coronavirus disease 2019 (COVID-19), các vi rút mới cũng được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng trong VPMPCĐ, đặt ra thách thức to lớn trong chẩn đoán và điều trị. Mặt khác, lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi nặng phụ thuộc vào loại tác nhân gây bệnh, tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, các yếu tố nguy cơ và mức độ nặng của bệnh. Việc xác định căn nguyên gây bệnh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các căn nguyên này thường đòi hỏi phải có thời gian. Do vậy, điều trị kháng sinh ban đầu thường chỉ dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy, xác định vai trò tác nhân gây viêm phổi nặng và tính nhạy cảm với kháng sinh thực sự là cần thiết và quan trọng, trên cơ sở đó, các thầy thuốc lâm sàng có thể có thêm kiến thức và kinh nghiệm để định hướng tác nhân gây bệnh và lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Các nghiên cứu về VPMPCĐ nặng đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như lâm sàng, hình ảnh X-quang ngực, vi khuẩn học, sự nhạy cảm và kháng kháng sinh.Tuy nhiên các nghiên cứu về VPMPCĐ nặng tại Việt Nam còn hạn chế. Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm của bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng nặng chúng tôi tiến hành đề tài ‘‘Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải cộng đồng nặng tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai’’ với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhân viêm phổi cộng đồng nặng tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của viêm phổi cộng đồng nặng tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1622
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS1049.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.09 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.