Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1585
Nhan đề: GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM GENEXPERT MTB/RIF TRONG DỊCH RỬA PHẾ QUẢN Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB ÂM TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: PHẠM VĂN, ĐOÀN
Người hướng dẫn: Nguyễn Văn, Hưng
Vũ Khắc, Đại
Từ khoá: Lao
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Năm 2018, WHO đã công bố báo cáo mới về tình hình bệnh lao toàn cầu, trong đó ước tính có 10 triệu người mắc bệnh lao trên toàn thế giới trong năm 2017 gây ra cái chết cho khoảng 1,3 triệu người và Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới [1]. Trong số 10 triệu ca bệnh lao năm 2017 có khoảng 558 nghìn ca bệnh lao có kháng Rifampicin, là thuốc điều trị lao hàng một có hiệu quả nhất [1]. Điều đó cho thấy bệnh lao và lao kháng thuốc là một trong những gánh nặng về y tế không chỉ riêng của thế giới mà còn của cả Việt Nam. Lao phổi là thể lao thường gặp nhất, chiếm 80% trường hợp mắc lao ở Việt Nam [1], trong đó có một tỉ lệ không nhỏ là lao phổi AFB (-). Tỉ lệ lao phổi AFB (-) đang có xu hướng tăng dần do việc phát hiện và điều trị bệnh lao ngày càng hiệu quả, từ 17,8% lên đến 20,2% trong giai đoạn 2007-2012 [2]. Chẩn đoán lao phổi trong trường hợp xét nghiệm đờm soi trực tiếp âm tính là một thách thức về cả thời gian chẩn đoán và độ chính xác do khó tìm được bằng chứng trực tiếp của vi khuẩn lao. Xét nghiệm soi đờm trực tiếp cần một số lượng vi khuẩn lao đủ lớn, khoảng 5000 vi khuẩn trong 1 ml đờm mới có khả năng dương tính [3]; điều đó đồng nghĩa với việc chẩn đoán chậm hoặc bỏ sót nhiều trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn sớm, tổn thương phổi ít cũng như những bệnh nhân khó khạc đờm, không có đờm dẫn đến lượng vi khuẩn trong đờm thấp. Xpert MTB/RIF xuất hiện từ năm 2009 và đã được WHO khuyến cáo sử dụng trong việc chẩn đoán ban đầu ở những trường hợp nghi ngờ lao phổi ở người lớn vì những ưu điểm về độ nhạy và độ đặc hiệu trong xác định vi khuẩn lao và kháng RMP, cũng như thời gian chẩn đoán nhanh khoảng 2h [4]. Ở Việt Nam, CTCLQG cũng đã có lộ trình triển khai sử dụng xét nghiệm Xpert MTB/RIF trong chẩn đoán lao, trong đó năm 2018 sẽ áp dụng cho nhóm lao phổi AFB (-) trước khi điều trị, tiến tới trong năm 2019 bắt đầu sử dụng cho tất cả trường hợp tổn thương phổi nghi lao [5]. Nội soi phế quản là thủ thuật xâm lấn rất hữu ích trong việc lấy dịch rửa phế quản và đánh giá tổn thương đường dẫn khí, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân không có đờm hoặc khạc đờm kém và tổn thương nhỏ, khu trú. Hiện nay, nội soi phế quản đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều cơ sở chuyên khoa hô hấp, đặc biệt tại Bệnh viện Phổi Trung Ương. Vậy câu hỏi đặt ra là sử dụng xét nghiệm Xpert MTB/RIF trong dịch rửa phế quản có giúp tăng khả năng tìm được bằng chứng về vi sinh học trong lao phổi AFB (-) cũng như xác định nhanh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao hay không? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài: “Giá trị của xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF trong dịch rửa phế quản ở bệnh nhân lao phổi AFB âm tính tại Bệnh viện Phổi Trung Ương” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi AFB (-). 2. Xác định giá trị của xét nghiệm Xpert MTB/RIF dịch rửa phế quản trong việc xác định vi khuẩn lao và tỉ lệ lao kháng RMP trong lao phổi AFB (-). 
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1585
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
19THS1081.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.77 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.