Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1584
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CHE PHỦ VẾT THƯƠNG KHUYẾT PHẦN MỀM MU TAY
Tác giả: TRƯƠNG VĂN, PHÚ
Người hướng dẫn: NGUYỄN BẮC, HÙNG
Từ khoá: PHẪU THUẬT TẠO HÌNH
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bàn tay với cấu trúc giải phẫu rất phức tạp, cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau như da, tổ chức mỡ dưới da, gân, xương, mạch máu, TK đảm bảo nhiều chức năng như gấp, duỗi, sấp, ngửa, đối chiếu, cầm nắm, sờ nhận biết với cảm giác tinh tế. Tham gia vào nhiều hoạt động sống và lao động của con người. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện máy móc, tỷ lệ vết thương do tai nạn lao động gây dập nát lớn ở bàn tay có xu hướng ngày càng tăng, phức tạp, đa dạng. Trong đó, KPM mu bàn tay là một loại tổn thương thường gặp. Da mu bàn tay có đặc điểm mỏng, dưới da là gân và xương, khi tổn thương dễ lộ gân và xương nên điều trị khó khăn, ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt và lao động của người bệnh. Ở mặt mu tay tổn thương bao gồm tổn thương PM và xương. Các thành phần cấu tạo nên PM mu tay gồm có da, gân cơ, mạch máu, TK. Tổn thương ở mu bàn tay có thể gặp tổn thương da đơn thuần, hoặc phối hợp với các tổn thương gân, cơ, mạch máu, TK, xương. Điều trị tổn thương ở mu bàn tay có thể là phục hồi che phủ khuyết da đơn thuần hoặc kết hợp điều trị tổn thương xương, các tổ chức phần mềm khác và tạo hình che phủ mu tay. Với các tổn thương gân xương, mạch máu, TK sẽ được điều trị trước, phần còn lại là khuyết da. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về PTTH che phủ khuyết da mu tay. Các tổn khuyết này cần được tạo hình che phủ sớm nhằm mục đích tái tạo chức năng và thẩm mỹ. PTTH che phủ khuyết da - PM mu tay luôn là một thách thức đối với các phẫu thuật viên. Lựa chọn kỹ thuật không phù hợp sẽ gây khó khăn khi bảo tồn các bộ phận của bàn tay. Trường hợp tổn thương không lộ gân xương mà khuyết nhỏ, gọn thì có thể đóng trực tiếp, rộng hơn thì thường điều trị bằng ghép da. Với tổn thương có lộ gân xương thì điều trị bằng vạt da khi khuyết tổ chức lớn, không thể đóng trực tiếp. Trường hợp khuyết phần mềm kèm tổn thương gân xương thì điều trị tổn thương gân xương trước, sau đó mới tạo hình che bằng các phương pháp khác nhau tùy từng trường hợp. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các phương pháp tạo hình che phủ KPM mu tay đã được đề cập nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ ghép da tự do đến các vạt tại chỗ, lân cận, từ xa… Ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy có một tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, riêng biệt về đánh giá kết quả các phương pháp tạo hình che phủ vết thương KPM mu tay. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị vết thương KPM mu tay, tại Bệnh Viện Xanh Pôn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình che phủ vết thương khuyết phần mềm mu tay” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng vết thương khuyết phần mềm mu tay. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình che phủ vết thương khuyết phần mềm mu tay.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1584
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
19THS1080.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.94 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.