Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1579
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG TRUYỀN KHỐI TIỂU CẦU POOL LỌC BẠCH CẦU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018-2019 |
Tác giả: | VŨ THỊ LAN, ANH |
Người hướng dẫn: | Bạch Quốc, Khánh |
Từ khoá: | Huyết học- truyền máu |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Lịch sử truyền máu được bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XVII. Tuy nhiên, phải đến khi phát hiện ra hệ nhóm máu ABO ở người vào đầu thế kỷ XX bởi nhà bác học Karl Landsteiner thì truyền máu mới thật sự phát triển. Bước đột phá của truyền máu hiện đại là điều chế, chỉ định sử dụng các thành phần máu trong lâm sàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về miễn dịch huyết học, người ta đã tách riêng được các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt trung tính, huyết tương tươi, tủa lạnh yếu tố VIII, gamma-globulin, albumin và các yếu tố đông máu. Ngày nay, phương châm của truyền máu hiện đại là truyền máu từng phần theo nhu cầu của người bệnh và “ Cần thành phần máu nào thì truyền thành phần đó và không cần thì không truyền”, cũng như “ Truyền máu toàn phần vừa không an toàn vừa không tiết kiệm” đã nâng cao được chất lượng điều trị và đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh [1]. Từ những năm 1950, thế giới đã sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn phần. Ngày nay, việc điều chế khối tiểu cầu vẫn được cải tiến liên tục nhằm làm giảm thiểu các phản ứng phụ, nâng cao chất lượng truyền khối tiểu cầu như lọc bạch cầu, khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản… Ngoài khối tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần, việc điều chế khối tiểu cầu bằng gạn tách từ một người hiến máu là một thành tựu lớn mở đầu cho thời kỳ điều chế thành phần máu bằng gạn tách với các thiết bị tự động hiện đại. Ở nước ta, việc điều chế khối tiểu cầu bắt đầu từ năm 1994 tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Bước đầu sản xuất khối tiểu cầu trên hệ thống hở, ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Năm 2016, Viện đã điều chế được khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, khắc phục các tác dụng không mong muốn do tồn dư bạch cầu. Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu đã được sử dụng nhiều tại Viện Huyết học – Truyền máu TW nhưng một số bệnh viện chưa mạnh dạn chỉ định sử dụng loại chế phẩm này. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu ngày càng tăng cao đặc biệt trong các vụ dịch sốt xuất huyết, nguồn người hiến tiểu cầu cũng có giới hạn và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Nhằm mục đích chứng minh tính hiệu quả trên lâm sàng và an toàn cũng như khuyến khích mở rộng sử dụng khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị bằng truyền khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2018-2019” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. 2. Mô tả kết quả điều trị bằng truyền khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1579 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
19THS1064.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.26 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.