Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1569
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NGÔN NGỮ Ở TRẺ RỐI LOẠN TỰ KỶ
Tác giả: ĐẶNG HẢI, TÚ
Người hướng dẫn: Nguyễn Văn, Tuấn
Từ khoá: Tâm thần
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder) là một tình trạng xuất hiện rất sớm ngay từ trong giai đoạn thơ ấu, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển, đặc biệt kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Tỷ lệ tự kỷ ở tất cả các vùng trên thế giới đều cao và sự thiếu hiểu biết về nó có tác động to lớn đến mọi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo, địa vị xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố năm 2013, ước tính trên toàn thế giới, cứ 160 trẻ thì có 1 trẻ mắc tự kỷ [1]. Rối loạn này phổ biến hơn ở trẻ trai so với trẻ gái với tỉ số nam/nữ dao động từ 4-5/1 [2] [3]. Tại Việt Nam, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng lên. Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ trong các năm là: 2008: 450 trẻ, 2010: 1792 trẻ và 2011: 1968 trẻ [4]. Nhìn chung các con số đều cho thấy mức độ phổ biến và càng ngày càng có xu hướng tăng lên qua các năm của rối loạn này. Về bản chất, rối loạn tự kỷ xuất hiện và tiến triển suốt đời. Đặc trưng của tự kỷ bao gồm khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cùng với những hành vi, sở thích, các mối quan tâm và hoạt động mang tính định hình và lặp đi lặp lại. Sự thiếu hụt này làm cho trẻ không có khả năng hòa nhập cộng đồng, gây hậu quả lớn đến cuộc sống của trẻ. Trong đó, khó khăn trong hiểu và diễn đạt ngôn ngữ chính là mấu chốt gây nên rối loạn trong giao tiếp và tương tác xã hội, và góp phần vào các mẫu hành vi, sở thích định hình lặp lại. Do đó, rối loạn về ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ cần được quan tâm, nghiên cứu.   Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ tự kỷ còn rất ít, chưa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng rối loạn ngôn ngữ của trẻ. Mặt khác giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi là giai đoạn can thiệp sớm. Nếu được can thiệp kịp thời có thể giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và có thể đi học như các bạn đồng trang lứa. Chính vì vậy, nhận biết được các đặc điểm lâm sàng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ là cần thiết trong thực hành lâm sàng giúp chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả nên tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng ngôn ngữ ở trẻ rối loạn tự kỷ” với mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng ngôn ngữ ở trẻ rối loạn tự kỷ.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1569
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
19THS1021.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.