Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1536
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHE HỞ THÀNH BỤNG BẨM SINH BẰNG TÚI SILO HỖ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN MẠNH, HÀ
Người hướng dẫn: BÙI ĐỨC, HẬU
Từ khoá: Ngoại -Nhi
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Khe hở thành bụng (KHTB = Gastrochisis) là một bệnh bẩm sinh gây nên do sự phát triển không hoàn thiện trong thời kì bào thai dẫn tới một tình trạng khuyết hổng của thành bụng nằm ở một bên hoặc ngay trên rốn, hậu quả là tạng bị thoát vị ra ngoài thành bụng mà không được bao bọc và ngoài ra có thể kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác. Đây là một cấp cứu của ngoại nhi1. Tỷ lệ mắc trên thế giới tần suất xuất hiện 1/15000-30000 trẻ sinh sống. Ở Việt Nam chưa có thống kê nào về bệnh này, tuy nhiên trẻ bị gastrochisis vào cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2013) gặp khá nhiều 3 năm có khoảng 80 trường hợp2. Ngoài ra ở một số trung tâm khác như Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Nhi Đồng 1 …cũng khá thường gặp. Hiện nay do phát triển của khoa học công nghệ có nhiều phương pháp chẩn đoán sớm bệnh như khám thai định kì siêu âm thai qua đường bụng có thể chẩn đoán được KHTB3. Chẩn đoán sớm đã góp phần cho điều trị đạt kết quả tốt làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong. Điều trị ngoại khoa là phương pháp duy nhất. Bệnh KHTB bẩm sinh đã được mô tả bởi Aulus Cornelius Celsus từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến năm 1943, Watkin đã báo cáo trường hợp đầu tiên được điều trị thành công bằng phương pháp đóng kín thành bụng thì đầu (một thì) 4. Tuy nhiên, với các trường hợp khe hở rộng, khối thoát vị lớn phương pháp này gây nhiều biến chứng vì thiểu sản thành bụng làm giảm kích thước khoang ổ bụng, việc đưa tạng trở lại ổ bụng và đóng kín thành bụng ngay thì đầu sẽ gây nguy hiểm vì làm tăng áp lực ổ bụng cấp dẫn tới chèn ép hô hấp và tuần hoàn chủ dưới cũng như tưới máu tạng, bệnh nhân phải thở máy kéo dài và hồi sức sơ sinh nặng nề. Năm 1995, Fischer sáng tạo túi Silo có vòng xoắn lò xo (Spring-Loaded Silo – SLS) để đặt vào thành bụng che phủ khối thoát vị và dựa vào trọng lực đưa các tạng thoát vị trở lại ổ bụng sau đó có thể đóng bụng thì 25. Cùng với sự trợ giúp bởi những tiến bộ trong hồi sức, chăm sóc và nuôi dưỡng tĩnh mạch kết quả điều trị là rất khả quan, hiện nay tỉ lệ tử vong đã giảm xuống đáng kể. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương điều trị KHTB bằng túi Silo hỗ trợ được tiến hành từ năm 2009 chúng tôi điều trị cũng đạt kết quả khả quan. Từ khi thực hiện phương pháp này tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị KHTB bằng đặt túi Silo hỗ trợ nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị bệnh khe hở thành bụng bẩm sinh bằng túi Silo hỗ trợ tại bệnh viện Nhi Trung ương” này được chúng tôi tiến hành nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định và kĩ thuật điều trị bệnh khe hở thành bụng bẩm sinh bằng túi Silo tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh khe hở thành bụng bẩm sinh bằng túi Silo tại Bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn từ 1-2017 đến 12-2018.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1536
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21CKII0343.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.22 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.