Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1509
Nhan đề: KẾT QUẢ TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI SAN HÔ
Tác giả: ĐÀO MẠNH, CƯỜNG
Người hướng dẫn: Hoàng, Long
Từ khoá: Ngoại – Tiết niệu
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp và hay tái phát ở Việt Nam và trên thế giới. Theo thống kê năm 2002, sỏi tiết niệu là bệnh đứng đầu trong mười bệnh lý thường gặp ở Việt Nam [1]. Trong bệnh lý sỏi tiết niệu, sỏi thận chiếm khoảng 40% [2]. Sỏi thận được gọi là sỏi san hô (SSH)khi sỏi bể thận có nhánh vào trong hơn 1 đài thận, sỏi san hô thận chiếm 5 - 12% (Theo Nguyễn Kỳ 2003 là 9,3%) [3]. Điều trị sỏi thận, nhất là sỏi san hô thường khó khăn rất nhiều so với việc điều trị sỏi niệu quản, hay sỏi thận đơn thuần. Việc điều trị sỏi tiết niệu đã được nghiên cứu từ trước công nguyên nhưng phải đến đầu thế kỉ XIX phẫu thuật lấy sỏi thận mới được phát triển mạnh mẽ [4]. Từ thập niên 80 trở lại đây, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nội soi, cũng như các phương pháp điều trị ít xâm lấn lần lượt ra đời như tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, tán sỏi qua nội soi niệu quản ống soi mềm. Ngày nay, ở các nước phát triển, nhờ áp dụng các phương pháp này đã giải quyết được khoảng 90 đến 95% bệnh nhân bị sỏi thận mà không cần can thiệp phẫu thuật. Các phương tiện nội soi đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi tiến niệu. Trên thế giới, tán sỏi thận qua da (percutaneous nephrolithotomy) (PCNL) được Fernstrom và Johanson thực hiện đầu tiên từ năm 1976. Tại Việt Nam, do bệnh nhân đến muộn kèm theo bệnh lý sỏi thận phức tạp, sỏi san hô đã quá lớn kết hợp với nhiều biến chứng nên phẫu thuật mở lấy sỏi thận đặc biệt là sỏi san hô vẫn chiếm tỷ lệ lớn [3]. Tán sỏi thận qua da (TSTQD) đường hầm tiêu chuẩn được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1997 với chọc dò đài bể thận tạo đường hầm dưới hướng dẫn Xquang, dùng các ống nong và Amplatz kích thước lớn 24 - 30Fr. Tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ năm 2002 tại Bệnh Việt Đức tán sỏithận qua da đường hầm tiêu chuẩn đã được thực hiện thường quy để điều trị sỏi thận dần dần thay thế cho phẫu thuật mở lấy sỏi. Từ năm 2016, TSTQD đường hầm nhỏ sử dụng Amplatz 18Fr đã được triển khai thực hiện. Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi san hô thận là yêu cầu rất cần thiết trên thực tế lâm sàng nhằm đưa ra chỉ định đúng và can thiệp an toàn, ít xâm lấn điều trị sỏi san hô thận. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trong nước về TSTQD đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận nói chung nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến ứng dụng phương pháp can thiệp ít xâm lấn này để điều trị sỏi san hô thận [1], [2], [3], [4]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Kết quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi san hô” với 2 mục tiêu nghiên cứu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có sỏi san hô được phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ giai đoạn 2016 - 2019. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi san hô giai đoạn 2016 - 2019.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1509
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21CKII0316.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.39 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.