Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1444
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KÍCH ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC HIỆN TẠI GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM
Tác giả: NGUYỄN THỊ HOÀI, THƯƠNG
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn, Tuấn
Từ khoá: Tâm thần;8720107
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm, hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ1. Rối loạn này ảnh hưởng đến 1-4% dân số, khởi phát thường ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành sớm2. Các phân tích xác nhận gánh nặng toàn cầu cao của rối loạn cảm xúc lưỡng cực với hơn 4,5 triệu người mới mắc và 45,5 triệu người đang sống chung với bệnh vào năm 20173. Đây là tình trạng nội sinh, mạn tính, ngay cả khi điều trị, khoảng 37% bệnh nhân tái phát thành trầm cảm hoặc hưng cảm trong vòng 1 năm và 60% trong vòng 2 năm4. Kích động tâm thần vận động (psychomotor agitation) hay gọi ngắn gọn là kích động (agitation) là trạng thái phổ biến trong tâm thần học, cũng là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực5, được đặc trưng bởi hoạt động vận động hoặc lời nói quá mức, không phù hợp kèm với cảm xúc căng thẳng rõ rệt6. Theo tỷ lệ được báo cáo, kích động chiếm 4,3% đến 10% trong dịch vụ cấp cứu tâm thần7 và là một trong các triệu chứng phổ biến nhất gặp ở giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực8. Kích động thường biểu hiện ban đầu từ những căng thẳng bên trong khó nhận biết nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng gây hấn, bạo lực, bệnh nhân có hành vi nguy hiểm đối với bản thân và người xung quanh, thậm chí là giết người và tự sát. Đây là nguyên nhân lớn tạo ra gánh nặng cho quá trình chữa bệnh, cho người chăm sóc, nhân viên y tế và nguồn lực cộng đồng9 nên đánh giá và giải quyết kích động nhanh chóng và hiệu quả là điều bắt buộc, giúp giảm tải gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mặc dù các tài liệu đều cho rằng hầu hết các trường hợp kích động và bạo lực đều xảy ra tự phát mà không có dấu hiệu nào cảnh báo, một số nhà khoa học lại nhận thấy các giai đoạn gây hấn có thể liên quan một số đặc điểm đặc biệt về hành vi cũng như đặc điểm nhân khẩu học và bệnh lý. Các biểu hiện thường đi trước kích động, gây hấn gồm khí sắc hằn học, biểu hiện mặt giận dữ, tư thế khiêu khích, tăng âm lượng nói. Ngoài ra các yếu tố trẻ tuổi, giới tính nam, không kết hôn và số lần nhập viện cũng được nhận thấy có liên quan với kích động10. Việc tìm hiểu về các yếu tố này là một vấn đề mới và thiết thực cho phép ta dự báo và tiên lượng trong các trường hợp kích động. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về điều trị kích động nhưng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể trên rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm. Tại Việt Nam hiện chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về kích động ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Vì vậy để phục vụ thực hành lâm sàng và phát hiện sớm để kịp thời điều trị, từ đó giúp giảm gánh nặng chăm sóc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng kích động ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng kích động ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kích động ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1444
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0291.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.7 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.