Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1408
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LEEP TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỪ 01/07/2018 ĐẾN 31/12/2018
Tác giả: LÊ THỊ THU, HƯƠNG
Người hướng dẫn: VŨ BÁ, QUYẾT
Từ khoá: Sản phụ khoa
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo Trung tâm thông tin về HPV, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 phụ nữ mới phát hiện mắc UTCTC và 7 trường hợp tử vong do UTCTC. Trong 25 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam, UTCTC phổ biến thứ 4, đứng sau vú, phổi và gan. Ước tính, mỗi năm Việt Nam có 5.146 người mắc và 2.423 ca tử vong vì bệnh[1], [2], [3], [4]. Bệnh có thời gian tiến triển kéo dài hàng chục năm trước khi có biểu hiện trên lâm sàng và liên quan chặt chẽ với nhiễm virus HPV. Những tổn thương CTC mạn tính và các thương tổn tiền UTCTC, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có kế hoạch theo dõi chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, mức độ nặng và giai đoạn của UTCTC [1], [2], [3], [4], [5], [6]. Hiện nay, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chẩn đoán các tổn thương CTC như xét nghiệm virus HPV Cobas test, xét nghiệm tế bào âm đạo theo phương pháp PAP – mear, thinprep pap test... đã được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương [2], [7], [8], [9]. Kết quả tế bào học là phương pháp có giá trị để phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư CTC ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, xét nghiệm virus HPV đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc các tổn thương tiền UTCTC. Nghiên cứu năm 2013 – 2014 của Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện tại hai thành phố lớn Hải Phòng và Cần Thơ cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở bệnh nhân UTCTC xâm lấn lên đến 91%; trong đó HPV type 16 là 45%, type 18 là 19% [1]. Soi CTC sẽ được thực hiện sau khi có kết quả tế bào học CTC bất thường [1], [2], hoặc xét nghiệm HPV dương tính các typ nguy cơ cao của tổn thương tiền UTCTC [1], [2], [6], [10], [11]. Soi CTC được tuân thủ nghiêm ngặt các bước, nhận định và chẩn đoán tổn thương, hướng dẫn chính xác vị trí tổn thương cần sinh thiết CTC để chẩn đoán mô bệnh học [3], [4], [5]. Mô bệnh học là chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương CTC. Đồng hành cùng những tiến bộ trong chẩn đoán, những phương pháp điều trị tổn thương CTC như đốt điện, áp lạnh, laser CO2, cắt LEEP CTC... cũng được sử dụng hiệu quả để điều trị các tổn thương CTC, mang lại kết quả khả quan cho người bệnh [11], [12], [13]. Tại các trung tâm phụ khoa trên thế giới, kỹ thuật cắt CTC bằng vòng đốt điện (LEEP) đã được thực hiện hàng chục năm nay và được đánh giá là một phương pháp có hiệu quả tốt trong điều trị các tổn thương CTC [9], [10], [11]. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị các tổn thương tiền UTCTC bằng phương pháp LEEP từ 94,4% đến 99,9% [5], [10], [11], [12], [13]. Kỹ thuật này cũng đã được triển khai tại Khoa Phụ ung thư Bệnh viện Phụ sản trung ương từ những năm 2010 trong điều trị các tổn thương lành tính như viêm CTC mạn tính, condyloma cũng như các thương tổn tiền ung thư như CIN I, CIN II, CIN III. Kỹ thuật được thực hiện đơn giản, người bệnh được điều trị và ra viện trong ngày với chi phí hợp lý, ít tai biến, kết quả giải phẫu bệnh của mảnh cắt LEEP có ý nghĩa trong định hướng việc điều trị tiếp tục và quá trình theo dõi. Những bệnh nhân sau điều trị LEEP được theo dõi định kỳ tại phòng khám ngoại trú được xét nghiệm đánh giá lại tế bào âm đạo đều có kết quả tốt. Tuy nhiên các đề tài về đánh giá hiệu quả của điều trị LEEP các tổn thương CTC tại nước ta còn hạn chế, bởi vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 01/07/2018 đến 31/12/2018” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân được điều trị LEEP cổ tử cung tại Khoa Phụ ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/07/2018 đến tháng 31/12/2018. 2. Nhận xét kết quả điều trị LEEP cổ tử cung tại Khoa Phụ ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/07/2018 đến tháng 31/12/2018.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1408
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21CKII0266.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.94 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.