Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1390
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BÀN TAY TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC
Authors: NGUYỄN THỊ THANH, NGA
Advisor: GS.TS. Cao Minh, Châu
Keywords: Phục hồi chức năng;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đang phát triển1, 2. Hơn nữa bệnh nhân chấn thương sọ não mặc dù có thể được cứu sống nhưng những di chứng để lại cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp trong phục hồi chức năng gây ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và xã hội. Hàng năm tại Hoa Kỳ có 1,5 tới 8 triệu bệnh nhân chấn thương sọ não, trong đó có khoảng 52.000 bệnh nhân chết và 100.000 bệnh nhân (2% dân số Mỹ) mang di chứng suốt đời 3. Tại Việt Nam, chưa có số thống kê cụ thể và chính xác về tỷ lệ chấn thương sọ não và tử vong, di chứng do chấn thương sọ não. Tuy nhiên, tỷ lệ đó có thể rất cao do đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện xe máy, ô tô…Tại Bệnh viện Việt Đức mỗi năm có khoảng 15.000 bệnh nhân chấn thương sọ não nhập viện và hơn 1200 trường hợp tử vong 4. Chấn thương sọ não để lại rất nhiều di chứng nặng nề trong đó có di chứng về vận động chiếm 9- 56% 5, 6. Theo nghiên cứu của Hillier SL (1997), Kart và cộng sự (1998) trong tổng số bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não có khoảng 30% bệnh nhân giảm vận động chi trên và bàn tay, còn 3% trường hợp tiếp tục giảm chức năng sau 6 tháng5, 7. Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Việc xuất hiện các di chứng ở bàn tay sau chấn thương sọ não sẽ khiến bệnh nhân không thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt hàng ngày, không thể lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống cho bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phục hồi tối đa chức năng của bàn tay bên liệt là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Phương pháp điều trị Cưỡng bức vận động bên liệt (Constraint-Induced Movement Therapy - CIMT) là phương pháp thúc đẩy vận động chi bên liệt ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh như bệnh nhân sau tai biến mạch não và chấn thương sọ não bằng việc thực hiện lặp đi lặp lại cường độ cao các hoạt động của chi bị liệt với việc cố định tay không bị liệt lại. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng phương pháp vận động cưỡng bức cho bệnh nhân tai biến mạch não và chấn thương sọ não. Các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh phương pháp vận động cưỡng bức có thể cải thiện chức năng bàn tay của người bệnh 8, 9, 10, 11 Tại Việt Nam, bước đầu đã có nghiên cứu về phục hồi chức năng bàn tay ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng phương pháp vận động cưỡng bức đạt kết quả tốt như Nguyễn Thị Kim Liên56, Nguyễn Quang Anh57. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức nào về phương pháp này trên bệnh nhân chấn thương sọ não. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh chấn thương sọ não bằng phương pháp vận động cưỡng bức” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân chấn thương sọ não bằng bằng phương pháp vận động cưỡng bức. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân chấn thương sọ não.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1390
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0288.pdf
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.