Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1356
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CÁNH TAY Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Tác giả: HOÀNG NGỌC, LINH
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGÔ VĂN, TOÀN
Từ khoá: Ngoại khoa;8720104
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Gãy thân xương cánh tay là loại gãy ít gặp trên lâm sàng, chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các loại gãy xương1,2,3,4,5 và ở người lớn chiếm khoảng 8-19%,2 trẻ em ít gặp loại gãy này. Vị trí xương gãy hay gặp nhất là 1/3 giữa của thân xương, chiếm khoảng 60% và đây cũng là nơi hay gặp tổn thương thần kinh quay.6 Chẩn đoán gãy thân xương cánh tay thường không khó, chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và X quang thường quy. Tuy nhiên, liệt thần kinh quay rất hay gặp trong gãy xương cánh tay, chiếm khoảng 10%1,2. Vì thế trước một bệnh nhân gẫy xương cánh tay cần phải chú ý khám, phát hiện các biến chứng, đặc biệt là liệt thần kinh quay. Trước đây, một số tác giả cho rằng điều trị phẫu thuật không đem lại kết quả tốt hơn điều trị bảo tồn, tỉ lệ khớp giả cao, nhiễm trùng. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc so sánh giữa hai phương pháp là thiếu tính công bằng vì điều trị phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp gãy xương mà được gọi là “có vấn đề”, và khi điều trị bảo tồn thất bại thì lại được chuyển sang điều trị phẫu thuật7,8,9,10. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật trước một trường hợp gãy kín thân xương cánh tay như phương pháp nẹp vít, đóng đinh nội tuỷ, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Song các báo cáo gần đây cho rằng11,12,13 cố định bằng nẹp vít là phương pháp điều trị tốt nhất cho gãy thân xương cánh tay, còn Goulet đã công bố tại hội nghị chỉnh hình thường niên lần thứ 15 (1/2001) tại Vail rằng: “Cố định nẹp vít giữ tiêu chuẩn vàng cho việc cố định gãy thân xương cánh tay”14. Lời tuyên bố trên dựa trên cơ sở tỉ lệ liền xương được báo cáo là 95-99%, nhiễm khuẩn là 1%, liệt thần kinh quay khoảng 5%. Việc sử dụng nẹp vít thường trong điều trị gãy xương cánh tay đều cho kết quả tốt tuy nhiên ở một số trường hợp gãy xương bệnh lý, loãng xương nặng, và các trường hợp vụn nát quá mức không thể cố định vững chắc được, dẫn đến biến chứng lỏng, bung phương tiệt kết xương, chậm liền, khớp giả. Nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại nẹp thông thường, những năm gần đây các hãng dụng cụ cho ra đời loại nẹp khóa. Nẹp khóa đã khắc phục được những hạn chế của nẹp vít thông thường. Có thể sử dụng nẹp vít khóa ở dạng bắc cầu qua ổ gãy mà vẫn đảm bảo độ vững, cải thiện việc cố định vững chắc ở những trường hợp thưa xương, loãng xương. Khi sử dụng nẹp vít khóa ngày càng mở rộng và số lượng ổ gãy được kết hợp bằng nẹp khóa tăng lên thì cũng thấy những ca thất bại. Khoảng 5 năm trở lại đây, tại bệnh viện Việt Đức đã sử dụng nẹp vít khóa điều trị gãy thân xương cánh tay tuy nhiên chưa có báo cáo đánh giá kết quả của phương pháp này. Để làm rõ thêm những ưu nhược điểm của phương pháp kết hợp xương nẹp khóa trong điều trị gãy thân xương cánh tay, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương cánh tay ở người trưởng thành bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít khóa tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” nhằm mục đích: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy thân xương cánh tay ở người trưởng thành. 2. Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương cánh tay ở người trưởng thành bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít khóa tại bệnh viện Việt Đức
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1356
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0263.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.83 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.