Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1326
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG KHÔNG XUNG LỰC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Tác giả: BÙI THỊ, BÌNH
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Quốc, Hương
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu, Hà
Từ khoá: Y học cổ truyền;8720115
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Đau dây thần kinh tọa hay đau thần kinh hông to là một hội chứng bệnh lý phổ biến thường là đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I. Tính chất đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông (từ thắt lưng xuống hông), đau dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái (tùy theo rễ bị tổn thương) 1. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng làm bệnh nhân suy giảm khả năng làm việc, sinh hoạt, thậm chí có thể để lại hậu quả tàn phế 2. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê toàn diện nhưng theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, bệnh chiếm 11,42% bệnh nhân vào điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp 3. Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện 103 trong 10 năm 4. Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau thần kinh tọa được mô tả trong phạm vi ‘‘chứng tý’’ với các bệnh danh: Tọa cốt phong, yêu cước thống... do các nguyên nhân ngoại tà, chấn thương, nội thương gây nên. YHCT có nhiều phương pháp điều trị như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc… Trong đó điện châm và xoa bóp bấm huyệt là những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị Tọa cốt phong và đã khẳng định được hiệu quả điều trị. Các phương pháp của Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, kết hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm...5. Khi các phương pháp trên điều trị không hiệu quả thì phải dùng phương pháp phẫu thuật, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém nhiều, đôi khi gây tai biến trầm trọng cho bệnh nhân 6. Y học điều trị bằng tay là một phương pháp đặc thù để điều trị những rối loạn chức năng của hệ vận động, mà đó là một tổn thương gây hạn chế khả năng lao động. Phương pháp điều trị bằng tay được phân loại thành: Liệu pháp vận động, liệu pháp thần kinh cơ, liệu pháp điểm kích thích, đào tạo các bài tập tự luyện tập tại nhà. Trong đó liệu pháp vận động bao gồm vận động không xung lực và vận động có xung lực. Do những tai biến quen thuộc và không thể bỏ qua được của phương pháp kéo nắn cổ điển (vận động có xung lực) nên sự ra đời của phương pháp vận động không xung lực là một đóng góp mới mẻ và to lớn trong kỹ thuật điều trị. Vận động không xung lực được chỉ định trong các trường hợp giảm biên độ vận động dưới mức bình thường kèm theo đau, đau do lan truyền, là các triệu chứng hay gặp trong bệnh đau thần kinh tọa 7. Tuy nhiên, tại Việt Nam cho tới nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tác dụng phối hợp điện châm và vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh tọa. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘ Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống ” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị trên lâm sàng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1326
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0253.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.75 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.