Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1306
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU CỦA TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG CẤP DO LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tác giả: HOÀNG VĂN, HƯỞNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quốc, Dũng
Từ khoá: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Xẹp đốt sống do loãng xương là vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi, ước tính khoảng 307/10000 dân số trên 50 tuổi có xẹp đốt sống do loãng xương 1. Là một trong những nguyên nhân chính gây đau và suy giảm chức năng vận động 2. Bệnh có xu hướng gia tăng ở cả nước phát triển và đang phát triển. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam chỉ ra rằng khoảng 29% phụ nữ trên 50 tuổi có loãng xương, khoảng 28% trường hợp loãng xương có xẹp đốt sống 3 4. Lâm sàng của xẹp đốt sống cấp do loãng xương thường gặp là đau khu trú vị trí đốt sống xẹp, hạn chế vận động nhiều. Đốt sống ngực và thắt lưng là vị trí tổn thương hay gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vùng đốt sống bản lề D11-L25. Cộng hưởng từ (CHT) đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định xẹp đốt sống cấp, phát hiện tốt tổn thương phù tủy do xẹp đốt sống. Đã có một số nghiên cứu ở về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống cấp do loãng xương tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm CHT trên đối tượng người cao tuổi thì chưa nhiều. Do đó, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích các đặc điểm về lâm sàng, hình ảnh CHT, nhóm có tổn thương ở đốt sống lưng và thắt lưng. Điều trị xẹp đốt sống do loãng xương là sự phối hợp nhiều phương pháp: nội khoa, vật lý trị liệu, ngoại khoa, can thiệp tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD). Trong đó, THĐSQD là phương pháp xâm lấn tối thiểu, mang lại hiệu quả giảm đau cao, phục hồi vận động sớm cho BN. Các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, tiến hành đánh giá kết quả điều trị giữa THĐSQD và điều trị bảo tồn xẹp đốt sống do loãng xương kết quả NC chỉ ra THĐSQD cho kết quả giảm đau và phục hồi vận động tốt hơn so với điều trị bảo tồn 6 7. Lee và cs (2012) chỉ ra rằng: tuổi cao là 01 trong yếu tố nguy cơ gây thất bại của điều trị bảo tồn 8 Yang (2016) thực hiện nghiên cứu đối chứng về điều trị xẹp đốt sống cấp do loãng xương ở người cao tuổi giữa nhóm THĐSQD và điều trị bảo tồn cho thấy hiệu quả giảm đau và giảm các biến chứng rõ rệt của THĐSQD so với điều trị bảo tồn 9 Tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của THĐSQD trong điều trị xẹp đốt sống cấp do loãng xương cho thấy hiệu quả giảm đau tốt, phục hồi vận động sớm của phương pháp này. Bệnh viện Hữu Nghị với đặc thù điều trị cho nhóm BN người cao tuổi, nền bệnh phức tạp nhiều bệnh lý, tổn thương phối hợp. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả giảm đau của tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống cấp do loãng xương ở người cao tuổi” với 02 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống cấp do loãng xương. 2. Đánh giá kết quả giảm đau của tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống cấp do loãng xương ở người cao tuổi.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1306
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0232.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.21 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.