Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1302
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ KHÁNG THỂ Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU TAN MÁU TỰ MIỄN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2019-2020
Tác giả: PHẠM QUANG, THỊNH
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Quang, Vinh
Từ khoá: Kỹ thuật xét nghiệm y học;8720601
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Thiếu máu là tình trạng giảm hemoglobin – một chất có vai trò vận chuyển oxy chủ yếu của cơ thể. Đây là biểu hiện bệnh lý phổ biến gặp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau ở mọi chuyên khoa, phát sinh khi có rối loạn cân bằng giữa hai quá trình là sản xuất và tiêu hủy hồng cầu. Có nhiều nguyên nhân như mất máu, thiếu nguyên liệu tổng hợp các thành phần của hồng cầu, tan máu hay suy tủy xương…đều dẫn đến tình trạng trên nên các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện xét nghiệm cũng như điều trị thiếu máu rất khác nhau.1,2 Vì vậy, việc phân loại và xác định nguyên nhân gây thiếu máu là rất cần thiết. Thiếu máu tan máu là hiện tượng giảm ngắn đời sống hồng cầu do tăng quá trình phá hủy hồng cầu.3,4 Thiếu máu tan máu tự miễn (TMTMTM) là hậu quả của sự hình thành các kháng thể miễn dịch (KTMD) chống lại kháng nguyên (KN) có mặt trên hồng cầu. Kháng thể (KT) đó được gọi là kháng thể tự miễn, hay tự kháng thể.3,4,5,6 Dựa vào nhiệt độ hoạt động tối ưu của tự kháng thể để phân loại ra TMTMTM do kháng thể nóng hay TMTMTM do kháng thể lạnh. Biểu hiện lâm sàng của TMTMTM do kháng thể nóng hay kháng thể lạnh không có sự khác biệt song quá trình điều trị lại khác nhau.3,5,7 TMTMTM do kháng thể nóng đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và cắt lách, trong khi TMTMTM do kháng thể lạnh sử dụng phác đồ trên lại kém hiệu quả và những bệnh nhân này chủ yếu phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác.3,5,7 Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh TMTMTM thì việc xác định được đặc điểm của tự kháng thể là rất cần thiết. Bên cạnh xác định đặc điểm của tự kháng thể ở bệnh nhân TMTMTM thì việc đánh giá mức độ thiếu máu cũng như biểu hiện tan máu qua kết quả của các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm hồng cầu lưới (HCL), bilirubin gián tiếp, LDH….hay đặc điểm truyền máu ở những bệnh nhân này có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.3,4,5,7 Mối liên hệ giữa giá trị của một số xét nghiệm kể trên với tình trạng tan máu đã được nghiên cứu nhiều ở bệnh TMTMTM và nhiều bệnh lý khác cùng có biểu hiện tan máu, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa các xét nghiệm kể trên với đặc điểm của tự kháng thể ở bệnh TMTMTM. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tự kháng thể ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2019-2020” nhằm giải quyết hai mục tiêu sau: 1, Xác định đặc điểm của tự kháng thể ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn. 2, Mô tả mối liên quan giữa một số xét nghiệm và đặc điểm tự kháng thể ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1302
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0228.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.83 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.