Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1286
Nhan đề: ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI THANG ĐIểM SLEDAI ở BệNH NHÂN VIÊM THậN LUPUS SAU ĐIềU TRị THAY HUYếT TƯƠNG Và METHYLPREDNISOLON TĩNH MạCH LIềU CAO
Tác giả: PHẠM TIẾN, DŨNG
Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Gia, Tuyển
TS. Nghiêm Trung, Dũng
Từ khoá: Nội khoa;8720107
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh được phát hiện từ thế kỉ XIX với triệu chứng ban đầu được miêu tả là tổn thương da. Tổn thương các cơ quan do lupus rất đa dạng từ biểu hiện nhẹ ở da, niêm mạc đến đến thần kinh, tim mạch, thận,.. Tỉ lệ hiện mắc khoảng từ 20 đến 150 trên 100.000 dân, nữ nhiều hơn nam và chủ yếu ở độ tuổi sinh đẻ 1,2. Viêm thận lupus là tổn thương thứ phát của lupus ban đỏ hệ thống và là yếu tố tiên lượng nặng đồng thời tổn thương thận do lupus cũng là nguyên nhân chính gây tử vong và tăng tỉ lệ nhập viện 3,4,5, vì vậy việc đánh giá bệnh nhân có đang ở trong đợt cấp hay không là một việc hết sức quan trọng đối với thầy thuốc. Trên thế giới có nhiều thang điểm để đánh giá mức độ hoạt động bệnh như SLEDAI, ECLAM, BILAG, SLAM, tất cả chúng đều dễ so sánh, đáng tin cậy nhưng thang điểm SLEDAI là phương pháp đơn giản, dễ khảo sát và phản ánh được tổng thể tình trạng hoạt động bệnh 6. Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị viêm thận lupus trong dài hạn đã mang lại hiệu quả 3,7. Trong những trường hợp tiến triển hoặc đợt hoạt động nặng của bệnh, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch liều cao tuy nhiên phải mất một thời gian để chúng phát huy tác dụng hoàn toàn. Thay huyết tương là phương pháp loại bỏ những marker viêm, phức hợp miễn dịch, những tự kháng thể là những thành phần quan trọng nhất trong khởi phát đợt cấp của bệnh và do đó thay huyết tương làm giảm ngay lập tức đáp ứng miễn dịch trong trường hợp bệnh nặng và là một biện pháp cứu cánh trong trường hợp đợt cấp nặng có nguy cơ đe doạ tính mạng 8. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về tác dụng của thay huyết tương hoặc truyền tĩnh mạch methylprednisolon ngắn ngày trong điều trị viêm thận lupus trên cả người lớn lẫn trẻ em đều cho thấy hiệu quả tích cực 9,10,11,12,13,14,15,16. Tại Việt Nam những năm gần đây cũng đã có nghiên cứu tương tự: tác giả Phạm Huy Thông (2013) đã nghiên cứu hiệu quả điều trị lupus ban đỏ hệ thống có đợt cấp tổn thương thận bằng methylprednisolon tĩnh mạch liều cao đã cho thấy điểm SLEDAI giảm rõ rệt sau 1 và 3 tháng điều trị 17. Theo tác giả Man Thị Thu Hương (2016) tiến hành thay huyết tương ở bệnh nhân đợt cấp viêm thận lupus cho thấy điểm SLEDAI sau thay huyết tương giảm trung bình 5,78 điểm 18. Các nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam về 2 phương pháp điều trị trên đều tiến hành riêng rẽ hoặc đánh giá sau khoảng thời gian dài điều trị mà chưa có nghiên cứu nào kết hợp cả 2 phương pháp trên để đánh giá hiệu quả và sự thay đổi mức độ nặng của đợt cấp trong thời gian ngắn ở nhóm bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá sự thay đổi thang điểm SLEDAI ở bệnh nhân viêm thận lupus sau điều trị thay huyết tương và methylprednisolon tĩnh mạch liều cao” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm thận lupus điều trị bằng thay huyết tương và methylprednisolon tĩnh mạch liều cao. 2. Đánh giá sự thay đổi thang điểm SLEDAI ở bệnh nhân viêm thận lupus sau điều trị thay huyết tương và methylprednisolon tĩnh mạch liều cao.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1286
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0212.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.9 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.