Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1232
Nhan đề: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN PHƯƠNG, LAN
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN, HỢI
Từ khoá: Sản phụ khoa;8720105
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) được dịch từ tiếng Anh “Polycystic ovary syndrome”, viết tắt là PCOS. Đây là một rối loạn nội tiết phức tạp ảnh hưởng đến 6 - 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản1. Người mắc HCBTĐN có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, quan trọng nhất bao gồm rối loạn phóng noãn, các dấu hiệu cường androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Các biểu hiện thay đổi rất nhiều giữa các cá thể, chủng tộc và vùng miền khác nhau. Trên từng cá thể, biểu hiện của HCBTĐN cũng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Trong HCBTĐN, chức năng buồng trứng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt ảnh hưởng xấu khi phụ nữ thừa cân, tăng androgen, tăng nồng độ hormone Lutienizing (LH) trong huyết thanh. Do đó, TTON có thể được thực hiện ở những phụ nữ HCBTĐN vô sinh do không phóng noãn hoặc có kèm theo các yếu tố vô sinh khác như tổn thương ống dẫn trứng hay vô sinh nam. Những thách thức đang tồn tại trên nhiều phác đồ điều trị cho bệnh nhân HCBTĐN là nguy cơ quá kích buồng trứng, nồng độ estrogen cao làm nội mạc tử cung trưởng thành sớm, dẫn đến phải đông lạnh toàn bộ phôi để tối ưu hóa cơ hội có thai. Phụ nữ HCBTĐN chuẩn bị TTON cần phải được tư vấn đầy đủ trước khi thực hiện gồm: Lợi ích, chi phí và sự thuận tiện; tăng nguy cơ quá kích buồng trứng; phương án giúp giảm nguy cơ quá kích. Vì có nguy cơ quá kích buồng trứng cao và chi phí đắt nên TTON được xếp vào phương pháp điều trị hàng thứ 3 nhưng vì khả năng có thai và sinh sống được nhân viên y tế và bệnh nhân đánh giá cao nên dù có chi phí đắt và nguy cơ gia tăng nhưng nhiều bệnh nhân vẫn lựa chọn TTON. Để đánh giá kết quả thụ tinh ống nghiệm ở nhóm bệnh nhân đặc biệt này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả thụ tinh ống nghiệm ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang. 2. Đánh giá kết quả thụ tinh ống nghiệm trên bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1232
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0175.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.63 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.