Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1221
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỞ BAO SAU BẰNG LASER TRÊN MẮT MỔ PHACO CÓ ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NAM |
Tác giả: | NGỤY, CAO PHI |
Người hướng dẫn: | PHẠM, TRỌNG VĂN VŨ, TUẤN ANH |
Từ khoá: | NHÃN KHOA, CK 62725601 |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sinh hiển vi phẫu thuật, cùng với sự cải tiến của dụng cụ vi phẫu, phương pháp mổ lấy thể thuỷ tinh bằng phaco đặt thể thuỷ tinh nhân tạo đã dần thay thế và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên phương pháp mổ lấy thể thuỷ tinh vẫn còn vấn đề tồn tại cần giải quyết, là tình trạng đục bao sau thể thuỷ tinh thứ phát. Đây là một trong những biến chứng hay gặp nhất sau phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Đục bao sau thể thủy tinh là một biến chứng phổ biến hay gặp sau phẫu thuật đục thể thủy tinh. Có nguồn gốc từ phản ứng viêm do chấn thương mô trong quá trình phẫu thuật đục thể thủy tinh, kết hợp với phản ứng của các mô với vật thể lạ là thể thuỷ tinh nhân tạo, kết quả của quá trình tăng sinh, di cư và biệt hóa của tế bào biểu mô thể thủy tinh 1. Đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh ảnh hưởng đến chức năng thị giác: giảm thị lực, dễ bị chói lóa thậm chí có thể song thị một mắt. Tỷ lệ đục bao sau rất khác nhau giữa các báo cáo, theo Nguyễn Quốc Đạt (2005) nghiên cứu 686 mắt được đặt thể thuỷ tinh nhân tạo hậu phòng, sau phẫu thuật 2 năm, tỷ lệ đục bao sau thể thủy tinh là 54,8% 2. Theo Sundelin và cs (2014), tỷ lệ đục bao sau sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh đặt TTTNT sau 3 năm là 5,2% và sau 5 năm là 11,9% 3. Phục hồi thị lực do đục bao sau thể thủy tinh, các bác sĩ nhãn khoa đã mở bao sau bằng phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng laser. Với phương pháp phẫu thuật có thể gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng nội nhãn, lệch thể thuỷ tinh nhân tạo, hở vết mổ, phù hoàng điểm dạng nang và bong võng mạc, trong khi đó mở bao sau bằng laser an toàn hơn và hạn chế được nhiều biến chứng. Ứng dụng laser Neodymium: Yttirum – Aluminum – Garnet (Nd-YAG) để mở bao sau thể thủy tinh đã được Aron – Rosa và cs (1980) và Fankhauser và cs (1981) thực hiện từ những năm của thập niên 80. Phương pháp nghiên cứu này đã cho thấy tính hiệu quả, tránh được nhiều biến chứng như viêm nội nhãn, thoát dịch kính, được các bác sĩ nhãn khoa tại các trung tâm, bệnh viện mắt các thành phố lớn và nhiều tỉnh thành cả nước sử dụng rộng rãi 4, 5, 6. Một số đề tài nghiên cứu trong nước về điều trị đục bao sau thể thủy tinh bằng laser Nd - YAG cho kết quả thành công rất cao, sau điều trị kết quả thị lực của bệnh nhân được cải thiện, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, qua đó giảm tỷ lệ mù lòa, giúp bệnh nhân lao động và sinh hoạt bình thường 7. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nam, điều trị đục bao sau thể thủy tinh bằng laser Nd - YAG đã được ứng dụng từ 2006, hàng năm có trên 300 bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về quá trình điều trị đục bao sau thể thủy tinh bằng laser Nd - YAG tại đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả mở bao sau bằng laser trên mắt mổ phaco có đặt thể thủy tinh nhân tạo tại Bệnh viện Mắt Hà Nam” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả mở bao sau bằng laser trên mắt mổ phaco có đặt thể thủy tinh nhân tạo tại Bệnh viện Mắt Hà Nam. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả mở bao sau trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1221 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0166.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.62 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.