Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1214
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHỞI PHÁT RUNG NHĨ SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP
Tác giả: HOÀNG TUẤN, ANH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc, Quang
Từ khoá: Tim mạch;8720107
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Rung nhĩ là một rối loạn nhịp thường gặp, là rối loạn nhịp do tâm nhĩ không co bóp một cách bình thường mà từng thớ cơ nhĩ bị rung lên bởi những xung động rất nhanh và không đều1. Can thiệp động mạch vành qua da là thủ thuật xâm lấn phát triển nhất trong thập kỷ qua, đã giúp cải thiện đáng kể kết quả cũng như tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân hội chứng vành cấp2. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích rõ ràng của can thiệp mạch vành qua da cũng có một sô các biến cố xảy đến sau can thiệp, đặc biệt là biến cố rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ xuất hiện sau can thiệp mạch vành sẽ làm thay đổi việc điều trị bao gồm chuyển nhịp, kiểm soát tần số thất, sử dụng liệu pháp chống đông lâu dài, đi kèm gia tăng các biến chứng xuất huyết, gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong ngắn và dài hạn, đặc biệt là tình trạng đột tử do tim. Phân tích về dữ liệu TRACE về tình trạng tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị rung nhĩ trong thời gian theo dõi trong 4 năm cho thấy rung nhĩ là một yếu tố dự báo độc lập về đột tử do tim2. Chính vì vậy, việc quản lý rung nhĩ sau can thiệp là rất quan trọng. Ở nước ngoài, đã có những nghiên cứu về rung nhĩ sau can thiệp đưa ra các dự báo, tiên lượng về rung nhĩ mới xuất hiện sau can thiệp mạch vành như một thử nghiệm của RISK- PCI cho thấy có 6,2% rung nhĩ mới xuất hiện, rung nhĩ khởi phát mới sau khi PCI có liên hệ với kết quả bất lợi trong 30 ngày sau PCI. Thử nghiệm PRACSIS của tác giả Poci và cộng sự trên 2335 bệnh nhân hội chứng vành cấp cho thấy có 10.2% rung nhĩ mới xuất hiện sau can thiệp mạch vành. Dự đoán chính xác rung nhĩ sau PCI có thể giúp quyết định tích cực hơn, phương pháp điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa tác dụng không có lợi của rung nhĩ và tiên lượng của những bệnh nhân này. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tình trạng rung nhĩ xuất hiện sau can thiệp mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim Vì vậy để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tình trạng khởi phát rung nhĩ sau can thiệp mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tỷ lệ xuất hiện rung nhĩ, hình thái rung nhĩ sau can thiệp mạch vành qua da ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự khởi phát rung nhĩ sau can thiệp mạch vành qua da ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1214
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0160.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.43 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.