Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1209
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÙNG NỐI DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ ÁP LỰC CƠ THẮT THỰC QUẢN DƯỚI BẰNG KĨ THUẬT HRM Ở BỆNH NHÂN CÓ THOÁT VỊ HOÀNH TRƯỢT TRÊN NỘI SOI
Tác giả: ĐẶNG THỊ, LÕN
Người hướng dẫn: GS.TS ĐÀO VĂN, LONG
Từ khoá: NỘI KHOA;60720140
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Theo đồng thuận Montreal, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được định nghĩa khi các thành phần của dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu và/hoặc biến chứng [1]. GERD có tỉ lệ hiện mắc trên thế giới là 8% - 33%, và đang có xu hướng tăng nhanh ở các nước châu Á [2], [3]. Có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của GERD như tình trạng chậm tống xuất dịch, thoát vị hoành, tình trạng giãn thoáng qua của cơ thắt thực quản dưới. Trong đó thoát vị hoành đã được chứng minh có liên quan đến mức độ nặng của trào ngược [4], [5], [6]. Thoát vị hoành là hiện tượng một phần của dạ dày di chuyển lên khoang ngực từ đó làm suy yếu vùng nối dạ dày thực quản, giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới, tăng tình trạng giãn thoáng qua của cơ thắt thực quản dưới và giảm độ thanh thải acid của thực quản dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản [7]. Các phương pháp chính để chẩn đoán thoát vị hoành bao gồm chụp x- quang dạ dày thực quản, nội soi dạ dày. Đo áp lực và nhu động thực quản là một kĩ thuật thăm dò mới giúp khảo sát tình trạng của vùng nối dạ dày thực quản và cơ thắt thực quản dưới cũng như khả năng co bóp của thực quản. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc phân loại hình thái vùng nối dạ dày thực quản giúp chẩn đoán tình trạng thoát vị hoành [8]. [9] Tại Việt Nam, hiện bắt đầu có những dữ liệu về ứng dụng HRM trong đánh giá các rối loạn nhu động thực quản ở bệnh nhân GERD [10], tuy nhiên còn ít dữ liệu tập trung phân tích các dạng hình thái vùng nối dạ dày thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới đặc biệt ở nhóm bệnh nhân thoát vị hoành. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hình thái vùng nối dạ dày thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới bằng kĩ thuật HRM ở bệnh nhân thoát vị hoành trượt trên nội soi” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả hình thái vùng nối dạ dày thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới bằng kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi. 2. Đối chiếu hình thái vùng nối dạ dày thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân thoát vị hoành trượt với phân độ Hill và một số đặc điểm lâm sàng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1209
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0154.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.92 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.