Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1186
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG ĐÈN SOI THANH QUẢN CÓ VIDEO TRÊN BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CÓ CHỈ ĐỊNH ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
Tác giả: NGUYỄN DANH, SEN
Người hướng dẫn: . TS. Trần Hữu, Thông
TS. Nguyễn Anh, Tuấn
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu;8720103
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Suy hô hấp được định nghĩa là giảm cấp tính chức năng thông khí của bộ máy hô hấp hoặc/và chức năng trao đổi khí của phổi1–3 Suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu bệnh nhân phải vào viện tại các khoa cấp cứu (60 – 70%), trong trường hợp nguy kịch cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức tại chỗ1. Đảm bảo đường thở là rất quan trọng ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tính và đặt nội khí quản (NKQ) là một kỹ thuật thường qui được áp dụng trong trường hợp này đóng vai trò như một kết nối giữa bệnh nhân và máy thở4. Tuy nhiên kiểm soát đường thở tại khoa cấp cứu là một thách thức và thường liên quan đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Nhu cầu đặt nội khí quản ở những bệnh nhân bị bệnh cấp tính là không thể đoán trước và thường phải tiến hành nhanh chóng5. Đăt nội khí quản khó trong cấp cứu nhiều hơn trong phòng mổ. Tỉ lệ đặt nội khí quản khó khăn tại khoa cấp cứu dao động từ 7,4 đến 27%5–7, cao hơn rất nhiều so với các chuyên ngành khác cụ thể 0,5-5% trong gây mê8, 3-10% ở bệnh nhân sản khoa, răng hàm mặt, tai mũi họng9. Khả năng quan sát bộc lộ thanh môn thường khó khăn trong cấp cứu do các hạn chế về không gian, vị trí của bệnh nhân và các bệnh đi kèm kèm theo10. Ngoài ra, việc đặt ống nội khí quản nhiều lần thường là cần thiết để đảm bảo đường thở của bệnh nhân trong môi trường cấp cứu và đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ biến chứng đe dọa đến tính mạng, như thiếu oxy nghiêm trọng, hít và ngừng tuần hoàn11. Việc tối ưu hóa khả năng bộc lộ thanh môn khi đặt nội khí quản có thể giúp tăng tỉ lệ thành công và giảm các biến chứng khi đặt nội khí quản10,12. Xuất phát từ những khó khăn trong đặt NKQ và nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, đã có rất nhiều kỹ thuật phương tiện hỗ trợ đặt NKQ ra đời giúp cho đặt NKQ được dễ dàng hơn. Trong đó phải kể đến đèn soi thanh quản có video hỗ trợ (Videolaryngoscope). Đèn soi thanh quản có hỗ trợ video chứa một camera nhỏ và nguồn sáng ở phần bờ xa của lưỡi dao. Hình ảnh video được chuyển đến một màn hình. Đặc điểm này giúp cải thiện khả năng quan sát khi bộc lộ thanh môn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ mang lại tỉ lệ thành công cao hơn so với đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản thông thường, giảm biến chứng trong đặt NKQ nhất là trong đặt NKQ khó10,12–14. Trong cấp cứu, đèn soi thanh quản có video bắt đầu được áp dụng trong đặt NKQ trên bệnh nhân suy hô hấp nặng, tuy nhiên cũng chưa được thực hiện thường quy trong thực hành lâm sàng và tại Việt Nam cũng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về với chủ đề: “Nghiên cứu áp dụng đèn soi thanh quản có video trên bệnh nhân suy hô hấp có chỉ định đặt nội khí quản cấp cứu“ với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả áp dụng đèn soi thanh quản có video trên bệnh nhân suy hô hấp có chỉ định đặt nội khí quản cấp cứu. 2. Nhận xét một số thuận lợi, khó khăn và biến chứng của kĩ thuật này.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1186
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0135.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.2 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.