Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1185
Nhan đề: ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA CHẨN ĐOÁN SÂU RĂNG TRÊN HỌC SINH TỪ 12 ĐẾN 15 TUỔI QUA ẢNH CHỤP BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SMARTPHONE
Tác giả: TRẦN THỊ LAN, ANH
Người hướng dẫn: VŨ MẠNH, TUẤN
Từ khoá: Răng Hàm Mặt
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Sâu răng là bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và toàn thân, bệnh có thể dự phòng và điều trị hoàn nguyên cấu trúc men ngà, nếu được chẩn đoán ngay từ những giai đoạn tổn thương sớm khi chưa hình thành lỗ sâu và áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng bằng fluor như vecni fluor, gel fluor …Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm sâu răng ngay từ những giai đoạn ban đầu cho cá thể và tại cộng đồng hiện đang rất được quan tâm của chuyên ngành răng hàm mặt. Trên thế giới, tại các nước phát triển có nền kinh tế mạnh như Trung Quốc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn vẫn ở mức cao 68,7% 1. Tại Việt Nam, có tỷ lệ hiện mắc tương đối cao và có chiều hướng tăng lên ở các vùng nông thôn và miền núi: Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng và cộng sự (2011) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy có đến 81,6% trẻ từ 4-8 tuổi bị sâu răng sữa, sâu - mất - trám là 4,7; sâu răng vĩnh viễn là 16,3%, DMFT là 0,3; trên 95% trẻ có sự mất cân bằng sâu răng 2,3. Nghiên cứu của Đỗ Quốc Tiệp và cộng sự (2015) cho thấy tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn cao chiếm 64,7% trên học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình 4. Trong những năm gần đây, ứng dụng ảnh chụp trong miệng và ngoài mặt để hỗ trợ chẩn đoán trong nha khoa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp. Boye và cộng sự (2012) cho thấy hiệu quả chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp có độ nhaỵ hơn là thăm khám bằng mắt thường trên những răng vĩnh viễn đã nhổ 5. Tuy nhiên, Bottenberg và cộng sự (2016) sử dụng ảnh chụp dựa trên tiêu chuẩn ICDAS để đánh giá mặt nhai cho thấy không có sự khác biệt về điểm đánh giá trên răng đã được nhổ 6. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2019) trên học sinh 8 tuổi tại Hà Nội qua thăm khám lâm sàng và chụp ảnh bằng Smartphone cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng vĩnh viễn qua ảnh (theo số răng) lần lượt là 77,49% và 93,84% 5. Hiện nay, đứng trước đòi hỏi về chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghệ số 4.0, việc ứng dụng chụp ảnh và chẩn đoán các bệnh lý răng miệng trên smartphone ngày càng được quan tâm, hơn nữa do sự cải tiến liên tục về chất lượng camera, độ phân giải và khả năng phân tích kết quả đã và đang góp phần thúc đẩy đưa ứng dụng này vào thực tế trong chăm sóc sức khỏe răng miệng 7,8. Tuy nhiên, việc xem xét độ nhạy độ đặc hiệu cũng như độ chính xác của chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp smartphone trên các đối tượng khác nhau tại cộng đồng cũng như các loại thiết bị ghi nhận, các quy trình thực hiện còn chưa được làm rõ, chính vì những lý do trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi qua ảnh chụp bằng điện thoại di động smartphone” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh từ 12 đến 15 tuổi tại Hải Phòng năm 2019 qua ảnh chụp bằng điện thoại động smartphone. 2. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp bằng điện thoại di động smartphone so với khám lâm sàng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1185
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20CKII0194.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.8 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.