Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1166
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG Ở VÙNG ĐÁY XOANG HÀM BẰNG KỸ THUẬT IMPLANT NHA KHOA
Tác giả: NGÔ HUY, BÌNH
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ, THẮNG
TS. TRỊNH HỒNG, MỸ
Từ khoá: Răng Hàm Mặt;8720501
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Mất răng là tổn thương thường gặp trong lâm sàng. Theo điều tra của Bệnh viên Răng Hàm Mặt Trung Ương (2000) trên 3384 đối tượng người lớn cho thấy trên 10% số người bị mất răng nhưng tỷ lệ người sử dụng hàm giả tháo lắp ở hàm trên là 4,1%, hàm dưới là 0,7%, hàm cố định ở hàm trên là 1,3% và hàm dưới là 0,7% 1. Để phục hồi lại răng mất, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phục hình cố định hoặc phục hình tháo lắp để phục hồi lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý. Phương pháp phục hình tháo lắp (hàm nhựa, hàm khung…) đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện,…. Tuy nhiên, phương pháp này hàm giả tỳ trực tiếp lên niêm mạc nên cần nhiều thời gian để thích nghi, không khôi phục hoàn toàn sức nhai, độ bền hàm giả kém, đặc biệt làm tăng quá trình tiêu xương sống hàm trong quá trình ăn nhai. Phương pháp phục hình làm cầu răng cố định vào các răng bên cạnh có nhiều ưu điểm hơn phục hình tháo lắp: phục hồi lại gần hoàn toàn chức năng ăn nhai, ít vướng, dễ thích nghi, có tính thẩm mỹ cao,… Tuy nhiên, phương pháp này cần phải tựa vào các răng hai bên răng mất để làm trụ, nhất là những trường hợp mất răng ở vùng cuối cung hàm như đáy xoang hoặc các răng bên cạnh lung lay,… thì không có khả năng làm cầu răng; hơn nữa khi mài các răng bên cạnh dễ làm tổn thương các răng này. Cấy ghép nha khoa là phương pháp cấy trực tiếp trụ implant vào xương hàm và phục hình trên trụ ghép để thay thế răng mất. Ưu điểm của phương pháp này là không phụ thuộc vào răng bên cạnh, không cần mài răng bên cạnh, dễ thích nghi, không vướng cộm, phục hồi tối đa chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mất,... Trong các trường hợp khoảng mất răng dài, mất răng ở cuối cung hàm thì việc lựa chọn cấy ghép implant là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, do đặc điểm ở hàm trên có nhiều hốc tự nhiên, đặc biệt là xoang hàm ở hai bên nên việc cấy ghép implant ở vùng đáy xoang hàm luôn là một thách thức với các bác sĩ lâm sàng; Hơn nữa, sau khi mất răng, xương vùng sống hàm sẽ bị tiêu đi rõ rệt, không chỉ tiêu xương theo chiều ngang mà tiêu xương theo cả chiều dọc làm khó khăn cho việc cấy implant. Chính vì vậy, bác sĩ đánh giá đầy đủ về giải phẫu xoang hàm, mối liên quan của xoang hàm với xương vùng mất răng và các răng bên cạnh vị trí răng mất, đo đạc khảo sát kỹ lưỡng tổ chức xương vùng mất răng, để lập kế hoạch trước khi cấy ghép implant. Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều những nghiên cứu đầy đủ về cấy implant ở vùng đáy xoang. Với những khó khăn và thách thức đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả điều trị mất răng ở vùng đáy xoang hàm bằng kỹ thuật implant nha khoa” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình thái lâm sàng và X quang của vùng mất răng ở đáy xoang hàm trên bệnh nhân mất răng tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm 225 - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2019 - 2020. 2. Đánh giá kết quả điều trị mất răng ở vùng đáy xoang hàm bằng kỹ thuật implant nha khoa ở nhóm bệnh nhân trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1166
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0120.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.1 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.