Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1145
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Tác giả: NGUYỄN, THÚY ANH
Người hướng dẫn: TS. Dương, Minh Tâm
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi quá trình ức chế toàn bộ các mặt của hoạt động tâm thần, bao gồm cảm xúc, tư duy và hành vi. Tỷ lệ mắc trầm cảm nói chung từ 3-6%,1 xu hướng cao hơn ở giai đoạn cuối tuổi vị thành niên và đầu tuổi trưởng thành (15-24 tuổi), đồng thời cao hơn ở các nước thu nhập trung bình và thấp so với các nước phát triển.2 Trầm cảm vị thành niên đang có xu hướng gia tăng ở hầu hết các quốc gia trong thời gian gần đây,3,4 tăng dần theo lứa tuổi vị thành niên.5 Tuy nhiên, việc chẩn đoán trầm cảm ở lứa tuổi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dễ bị bỏ qua do sự che lấp của các triệu chứng cơ thể, tâm thần khác.6 Thêm vào đó, mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm được áp dụng chung cho mọi lứa tuổi, sự khác biệt giữa các triệu chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành cũng là một yếu tố ảnh hưởng làm chậm quá trình chẩn đoán. Nghiên cứu của Cao Vũ Hùng7 trên nhóm đối tượng này cho thấy tỷ lệ cao trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện, khám và điều trị đúng chuyên khoa sau 6 tháng – 1 năm. Sự chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở lứa tuổi này có dẫn đến hậu quả nặng nề ở tuổi trưởng thành như suy giảm chức năng học tập, nghề nghiệp, tăng nguy cơ tái phát trầm cảm hoặc phát triển các rối loạn tâm thần khác, tình trạng kết hôn sớm, lạm dụng chất hoặc nghiện chất, thậm chí tự sát.8,9 Do vậy, để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, cũng như dự phòng trầm cảm ở tuổi vị thành niên, các nghiên cứu trên thế giới từ nhiều năm nay không chỉ tập trung mô tả các triệu chứng cốt lõi của trầm cảm, chỉ ra các yếu tố tác động lên quá trình tiến triển của bệnh mà còn xây dựng các mô hình nguy cơ, cho phép tiên lượng, can thiệp sớm trầm cảm. Tại Việt Nam, trong khoảng 20 năm trở lại đây, một số công trình nghiên cứu bắt đầu hướng đến đối tượng vị thành niên bị trầm cảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn rời rạc, chưa thống nhất, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một hoặc một vài khu vực địa lý nhất định. Vì vậy, nhằm tiếp tục tìm hiểu sâu hơn những thay đổi về đặc điểm trầm cảm ở trẻ vị thành niên trong thời kì phát triển công nghiệp hóa hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở trẻ vị thành niên” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1145
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1220.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.77 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.