Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1132
Nhan đề: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC TẮC MẠCH PHỔI QUA GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Tác giả: NGUYỄN, MẠNH HÙNG
Người hướng dẫn: TS. Lưu, Sỹ Hùng
TS. Nguyễn, Đức Nhự
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tắc mạch phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong cao sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Năm 1644, Schenk lần đầu mô tả tình trạng huyết khối tĩnh mạch chủ dưới, năm 1846 Virchow ghi nhận mối liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch chân và tắc mạch phổi [1]. Năm 1937 heparin lần đầu tiên được đưa vào điều trị huyết khối. Cho tới nay cơ chế bệnh sinh của huyết khối và các yếu tố nguy cơ gây tắc mạch phổi đã được làm sáng tỏ giúp chẩn đoán sớm và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân. Tại Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có hơn 600.000 ca tắc mạch phổi với 50.000 đến 200.000 ca tử vong mỗi năm trong đó khoảng 11% bệnh nhân tắc mạch phổi chết trong giờ đầu do không được phát hiện và điều trị kịp thời [2]. Trong giám định pháp y, việc xác định nguyên nhân tử vong nói chung, do tắc mạch phổi nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của giám định viên, bên cạnh việc phục vụ cơ quan điều tra còn giúp các nhà lâm sàng có thêm kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên trong thực tế chẩn đoán xác định tắc mạch phổi trong giám định pháp y không hề đơn giản, đòi hỏi giám định viên phải được đào tạo cơ bản, có kiến thức bệnh học và khả năng tổng hợp. Hiện nay, thực trạng giám định pháp y tại một số tỉnh thành còn nhiều hạn chế do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan làm cho việc phát hiện có hay không tổn thương tắc mạch phổi còn chưa nhiều. Cho tới nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp y về tắc mạch phổi tại Việt Nam. Với mong muốn giúp các giám định viên có cái nhìn tổng quát về cơ chế, tổn thương chung đặc biệt tiêu chuẩn vàng là hình ảnh trên tiêu bản giải phẫu bệnh. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hình thái học tắc mạch phổi qua giám định y pháp” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm tổn thương đại thể và vi thể của tắc mạch phổi qua giám định pháp y . 2. Đối chiếu tổn thương đại thể và vi thể của tắc mạch phổi với yếu tố liên quan nhóm bệnh nhân nêu trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1132
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1207.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.74 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.