Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1126
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI “TẦN GIAO THIÊN MA THANG” TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
Tác giả: NGUYỄN, THỊ THU TRANG
Người hướng dẫn: TS. Ngô, Quỳnh Hoa
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần mềm quanh khớp, là một danh từ bao gồm tất cả mọi trường hợp đau và hạn chế vận động của khớp vai mà tổn thương tại các cấu trúc phần mềm quanh khớp bao gồm gân, cơ, dây chằng và bao khớp. VQKV không bao gồm những tổn thương đặc thù của xương, các chấn thương và màng hoạt dịch như viêm khớp... [1],[2]. VQKV là bệnh khá phổ biến ở nước ta, thường xảy ra ở độ tuổi lao động và trên 50 tuổi. Tỷ lệ VQKV chiếm 13,24% số bệnh nhân (BN) điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai theo thống kê 1991 – 2000 [2]. Bệnh khởi phát từ từ, tăng dần và có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng thường hay tái phát. Biểu hiện sớm của đau thường nhẹ hoặc khó chịu vùng vai, tăng dần đến hạn chế vận động. Bệnh thường diễn biến kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ ngay từ đầu, có thể để lại di chứng như teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế cử động của vai và bàn tay, đứt gân cơ từ đó làm mất dần chức năng của tay bên đau, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, công việc và cả khi nghỉ ngơi. Tỷ lệ tái phát sau điều trị khỏi khoảng 20% [1],[3]. Điều trị bằng thuốc Y học hiện đại (YHHĐ) thường thu được hiệu quả, tuy nhiên còn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó việc tìm phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả và an toàn là một vấn đề quan trọng. Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh VQKV thuộc phạm vi chứng Kiên tý. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, bệnh được phân làm 3 thể: Kiên thống, Kiên ngưng và Hậu kiên phong. Điều trị VQKV có nhiều phương pháp khác nhau như: châm cứu, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt (XBBH), dùng thuốc sắc uống trong… [4]. Các nghiên cứu (NC) đều chỉ ra rằng phối hợp nhiều phương pháp điều trị sẽ đem lại hiệu quả có xu hướng tốt hơn. Điện châm là phương pháp kết hợp tác dụng của châm cứu và xung điện tác động lên huyệt đạo; kết hợp XBBH là thủ pháp không dùng thuốc, sử dụng sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu của đôi bàn tay tác dụng lực thích hợp trên cơ thể; qua đó giúp cân bằng âm dương, tạo cảm giác thoải mái, làm dịu và ức chế cơn đau, giảm viêm tại chỗ… [5]. Trên thực tế điều trị lâm sàng, chúng tôi nhận thấy bài thuốc “Tần giao thiên ma thang” trích từ “Y học tâm ngộ” có tác dụng phát tán phong thấp, hành khí hoạt huyết đã được sử dụng nhiều và bước đầu có hiệu quả trong điều trị VQKV [6]. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu phương pháp điều trị VQKV bằng bài thuốc “Tần giao thiên ma thang” kết hợp điện châm và XBBH. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành NC đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài “Tần giao thiên ma thang” trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Tần giao thiên ma thang” kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1126
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1201.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.98 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.