Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1121
Nhan đề: Ý ĐỊNH SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tác giả: PHẠM, THU HÀ
Người hướng dẫn: TS. PHẠM, BÍCH DIỆP
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp rượu bia vào nhóm nguyên nhân thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu. Năm 2014, khoảng 3,3 triệu người tử vong do tiêu thụ rượu, chiếm 5,9% tổng số ca tử vong, là nguyên nhân gây ra 5,1% gánh nặng bệnh tật và thương tích trên toàn thế giới 1. Rượu bia cũng là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh như rối loạn tâm thần, ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, tác động tới bào thai, bệnh tiêu hóa, tổn thương miễn dịch,…2. Ở Việt Nam, uống rượu bia có từ lâu đời, nhiều nơi đã coi như là một nét văn hoá. Mặc dù Việt Nam xếp thứ ba về tiêu thụ rượu bia trong số các quốc gia châu Á, nhưng mức độ uống bia bình quân tương đương thậm chí vượt quốc gia xếp ở vị trí thứ nhất là Nhật Bản, với 2 lần/tuần. Theo một nghiên cứu gồm hơn 60.000 thành viên của website Vinaresearch.net trên 1030 người cho thấy tỉ lệ uống bia thường xuyên là 38,3% và hơn một nửa trong số này uống bia trung bình từ 2-3 lần/tuần. Trong nhóm tuổi 20-35, cứ 10 người thì có 4 người uống bia khoảng 2-¬3 lần/tuần và 4 người trung bình từ 3-4 lần/tháng. Trong khi đó, ở nhóm tuổi từ 18-19, mức độ sử dụng bia là khoảng từ 3-4 lần/tháng 3. Rượu bia vẫn là một trong những chất gây nghiện được sử dụng rộng rãi trong sinh viên đại học 4, 5. Lạm dụng rượu mạn tính, đặc biệt là kết hợp với yếu tố nguy cơ khác thúc đẩy sự phát triển của chứng nghiện rượu - một rối loạn liên quan đến việc mất kiểm soát về khối lượng rượu tiêu thụ. Hậu quả của việc lạm dụng rượu bia khi còn là SV bao gồm bỏ học, kết quả học tập kém, quan hệ tình dục không an toàn, hậu quả lâu dài là bệnh tật và tử vong 6-8. Nhiều các nghiên cứu được làm ở Mỹ và các nước Châu Âu cho thấy sinh viên Y có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn các sinh viên chuyên ngành khác 4, 9, 10. Vấn đề này có thể liên quan đến đặc thù học tập của ngành y – áp lực học tập, khối lượng kiến thức nhiều. Do đó, sử dụng rượu bia có thể được coi như là một biện pháp giảm áp lực trong sinh viên ngành y 11. Một nghiên cứu tại 2 trường đại học y ở Việt Nam năm 2010, cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên là 65.5% và có vấn đề với rượu bia là 12.5% 6. Trường cao đẳng Y tế Hà nội là một ngôi trường lâu đời trong đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam. Hàng năm trường đào tạo cho đất nước hàng nghìn cán bộ y tế. Sinh viên ngành y là nguồn nhân lực y tế tương lai, do đó việc nghiên cứu ý định sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan sẽ giúp cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện can thiệp nhằm làm giảm sử dụng rượu bia trong sinh viên. Nghiên cứu “Ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và một số yếu tố liên quan” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Mô tả ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1121
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1196.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.31 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.