Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1118
Nhan đề: CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG KHÁNG CHOLINERGIC DO NGỘ ĐỘC CẤP
Tác giả: ĐÀM, VĂN ĐẠT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà, Trần Hưng
TS. Lê, Quang Thuận
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc đứng hàng thứ 10 về số người tử vong do thương tích trên toàn thế giới. Ước tính trung bình hằng năm có tới hơn 100.000 trường hợp tử vong do ngộ độc, trong đó hơn 90% các trường hợp xảy ra ở các quốc gia đang phát triển 1. Tại Hoa Kỳ năm 2012 có gần 2,28 triệu trường hợp phơi nhiễm với độc chất, trong đó có gần 3000 trường hợp tử vong 2, tuy nhiên đến năm 2016 thì số trường hợp phơi nhiễm giảm xuống còn gần 2,16 triệu với gần 2000 trường hợp tử vong 3. Tại Việt Nam, ngộ độc không có xu hướng giảm, thống kê cho thấy Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 1998 có 118 trường hợp, năm 2000 có 740 trường hợp, năm 2002 có 1817 trường hợp 4, và gần đây theo thống kê của Phòng thông tin Trung tâm Chống độc (năm 2018) có tới 3834 trường hợp ngộ độc, trong đó, số lượng bệnh nhân ngộ độc thuốc là 556 (chiếm tỷ lệ 14,5%). Rất nhiều trong số các bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện của hội chứng kháng cholinergic. Hội chứng kháng cholinergic là hội chứng ngộ độc thường gặp nhất. Báo cáo hàng năm của Hiệp hội các Trung tâm chống độc Hoa Kỳ (AAPCC) cho thấy năm 2016 có hơn 100.000 trường hợp phơi nhiễm với các chất gây hội chứng kháng cholinergic, trong đó có 52 trường hợp tử vong 3. Tại Hong Kong, tỷ lệ ngộ độc kháng cholinergic do thảo dược trong suốt thời gian từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2005 là 0,03 mỗi 100.000 dân, và con số này trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 đã tăng lên 0,06 mỗi 100.000 dân 5. Ngộ độc cấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên các cơ quan sinh mạng và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được xử trí đúng, kịp thời 6,7. Trong đó, ngộ độc cấp gây hội chứng kháng cholinergic gây nhiều khó khăn cho các bác sĩ cấp cứu và hồi sức chống độc vì khó chẩn đoán, có thể có biến chứng nặng, đòi hỏi phải được xử trí khẩn trương, chính xác, song thường gặp khó khăn trong chẩn đoán do nguyên nhân ngộ độc rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác gây sảng cấp, hạn chế trong việc hỏi nguyên nhân, thời gian ngộ độc, triệu chứng ban đầu, khó điều trị vì kinh nghiệm điều trị thuốc đặc hiệu hạn chế…8. Thực tế tại Việt Nam mặc dù tại Trung tâm Chống độc tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc xuất hiện hội chứng kháng cholinergic rất thường gặp, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp tác động của hội chứng kháng cholinergic đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả điều trị hội chứng kháng cholinergic ở bệnh nhân ngộ độc cấp, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nguyên nhân thường gặp và kết quả điều trị hội chứng kháng cholinergic do ngộ độc cấp”. Với hai mục tiêu như sau: – Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, các nguyên nhân thường gặp gây hội chứng kháng cholinergic ở bệnh nhân ngộ độc cấp điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. – Mục tiêu 2: Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp có hội chứng kháng cholinergic tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. 
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1118
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1193.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.7 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.