Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1116
Nhan đề: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI BỐN BỆNH VIỆN HUYỆN CỦA HÀ NỘI NĂM 2019
Tác giả: NGUYỄN, THỊ THƯƠNG THƯƠNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ, THỊ PHƯƠNG
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam là di sản quý báu của dân tộc ta đã có từ thủa sơ khai của đất nước ta cho đến nay. YHCT Việt Nam là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Việt Nam, được xác định như một nhân tố quan trọng giúp cho chiến lược chăm sóc sức khỏe thành công. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc kế thừa, phát huy và phát triển nền YHCT Việt Nam. Ngày 04/7/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 24 - CT/TW về “phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới”1 ; Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2166/QĐ-TTg về việc “Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020” 2, trong đó mục tiêu cụ thể: 100% bệnh viện đa khoa có Khoa Y dược cổ truyền, tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng YHCT trên tỷ lệ khám chữa bệnh chung tuyến huyện phải đạt 25% vào năm 20202. Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển YHCT năm 2015. Cụ thể năm 2015, 100% bệnh viện đa khoa (BVĐK) có khoa YHCT, 100% phòng khám đa khoa, trạm y tế xã phường thị trấn có bộ phận YHCT. Tỷ lệ sử dụng thuốc và chế phẩm YHCT tuyến thành phố đạt 15%, tuyến huyện đạt 20%, tuyến xã đạt 30%. Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội có 13 BVĐK huyện trực thuộc, trong đó có 11 BVĐK xếp hạng II và chỉ có 02 BVĐK xếp hạng III, các BVĐK huyện chủ yếu thuộc khu vực tỉnh Hà Tây cũ, có địa hình đặc trưng của cả 2 vùng đồng bằng và miền núi. 02 BVĐK huyện xếp hạng III gồm có BVĐK huyện Phúc Thọ thuộc vùng đồng bằng và BVĐK huyện Mỹ Đức thuộc vùng miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của những vùng này còn kém phát triển hơn so với các quận, huyện khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian tới, 02 bệnh viện này đang phấn đấu kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực và cơ sở vật chất để đề nghị Sở Y tế và UBND Thành phố Hà Nội công nhận bệnh viện xếp hạng II. Trong số 11 BVĐK huyện xếp hạng II, BVĐK huyện Hoài Đức và BVĐK huyện Thạch Thất mới được công nhận nâng từ hạng III lên hạng II vào năm 2016. Những năm gần đây, công tác y tế tại BVĐK huyện Hoài Đức đang rất phát triển cùng với xu thế phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện nói chung, là đại diện cho 1 huyện ngoại thành vùng đồng bằng có quy hoạch phát triển đô thị hóa. Bên cạnh đó, BVĐK huyện Thạch Thất là đại diện cho 1 huyện ngoại thành vùng miền núi, còn 1 số xã thuộc vùng khó khăn. Trong những năm qua, công tác y tế nói chung tại các BVĐK huyện này đã có những bước phát triển lớn về chất lượng khám chữa bệnh, song thực trạng hoạt động YHCT nói riêng tại các BVĐK huyện này ra sao? Có đáp ứng nhu cầu của nhân dân hay không? giải pháp gì giúp cho hoạt động YHCT tại các BVĐK huyện nâng cao chất lượng và thực hiện được mục tiêu Chính phủ đề ra? Cần có các nghiên cứu về hoạt động YHCT tại bốn BVĐK huyện này, góp phần kiến nghị cho Lãnh đạo Bệnh viện và Sở Y tế để có thể phát triển công tác Y học cổ truyền tại các Bệnh viện này trong thời gian sắp tới, đặc biệt là mục tiêu nâng hạng BVĐK Phúc Thọ và BVĐK Mỹ Đức lên hạng II. Vì vậy, đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại bốn bệnh viện huyện của Hà Nội năm 2019” được tiến hành nhằm 02 mục tiêu sau: 1. Mô tả nguồn nhân lực tại các khoa Y học cổ truyền ở bốn bệnh viện huyện của Hà Nội năm 2019. 2. Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tại các khoa Y học cổ truyền ở bốn bệnh viện huyện của Hà Nội năm 2019.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1116
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1191.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.8 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.