Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1110
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V NGUYÊN PHÁT
Tác giả: NGUYỄN, THỊ HẢI YẾN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn, Văn Liệu
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Đau dây thần kinh số V (đau dây V, trigeminal neuralgia) được định nghĩa là tình trạng đau xảy ra ở một hay nhiều vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh số V. Đau có tính chất cơn đột ngột, thường một bên, đau dữ dội, ngắn, cảm giác đau nhói như điện giật, hay tái phát từng đợt [1], [2]. Một số tác giả gọi tên khác là ‘‘Tic douloureux’’ hay ‘‘Fothergill” [3]. Theo một nghiên cứu của Manzoni G.C. và Torelli P. năm 2005, tỉ lệ lưu hành là 0,1 -0,2‰ và tỉ lệ mắc bệnh khoảng 4 đến 5 người/ 100000 dân/năm cho tới 20 người/100000 dân/năm sau 60 tuổi [4]. Đau dây V được chia thành đau dây V nguyên phát (đau dây V cổ điển) và đau dây V thứ phát (đau dây V triệu chứng). Đau dây V nguyên phát (classical trigeminal neuralgia, idiopathic trigeminal neuralgia) chiếm 80-90% số trường hợp đau dây V [5], trước kia coi là vô căn (không có nguyên nhân), ngày nay nguyên nhân chính được cho là do xung đột mạch máu – thần kinh [1], [5]; khác với đau dây V thứ phát do khối u, dị dạng mạch, sau can thiệp vùng hàm-mặt. Nghiên cứu của chúng tôi nói về đau dây V nguyên phát. Ngày nay, nhờ tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là kĩ thuật chụp cộng hưởng từ dựng xung T2-CISS, tỷ lệ phát hiện xung đột mạch máu – thần kinh ở bệnh nhân đau dây V ngày càng nhiều. Đã có nhiều nghiên cứu ngoài nước bàn luận về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt Nam lại chưa được nghiên cứu nhiều. Đau dây V gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân [6]. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê chính thức nào về dịch tễ học của đau dây V nguyên phát được công bố. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đau dây V, với điều trị ban đầu là dùng thuốc, sau đó là các biện pháp điều trị can thiệp. Trong đó, lựa chọn thuốc đầu tay là carbamazepin, đem lại hiệu quả rõ rệt ở đa số bệnh nhân Vì những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: ‘‘Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não và kết quả điều trị đau dây thần kinh số V nguyên phát’’. Nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân đau dây thần kinh số V nguyên phát. 2. Kết quả điều trị nội khoa đau dây thần kinh số V nguyên phát.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1110
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1185.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.15 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.