Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1108
Title: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN
Authors: PHẠM, THỊ HÀ
Advisor: TS. Nguyễn, Thị Lan Anh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đau đớn là một vấn đề lớn trên toàn cầu. Ước tính rằng 20% người trưởng thành chịu hậu quả của đau và 10% mới được chẩn đoán bị đau mạn tính mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề đau đớn chủ yếu được coi là một vấn đề y tế và ít được giải quyết trong lĩnh vực y tế công cộng.1 Tại một thời điểm, trong thời gian ngắn hoặc dài, tất cả mọi người đều đã từng trải qua nỗi đau và chịu hậu quả của nó. Mặc dù nỗi đau có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo để bảo vệ mỗi cá nhân khỏi bị tổn hại thêm nhưng nó cũng có thể làm sự đau khổ nghiêm trọng hơn và vượt qua nguyên nhân cơ bản của nó để trở thành một căn bệnh.2 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố giảm đau và được quản lý giảm đau là quyền cơ bản của con người, tuy nhiên nhiều người bệnh bị đau ở mức độ vừa hoặc nặng đã đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế3. Đau đớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi của người bệnh, gây nên sự khó chịu, mất ngủ, tăng thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tái nhập viện và tăng chi phí điều trị. Ngoài ra, đau là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh dẫn đến kích động, suy giảm nhận thức, lo lắng và trầm cảm.4 Do ảnh hưởng tiêu cực của đau, đã có nhiều biện pháp giảm đau được áp dụng như biện pháp dùng thuốc theo thang ba bậc điều trị giảm đau của Tổ chức y tế Thế Giới WHO (1986)5 hay các biện pháp không dùng thuốc bao gồm: Các can thiệp tâm lý (Sự phân tâm, thư giãn, thôi miên, kỹ thuật thở, nghe nhạc…), châm cứu bấm huyệt và các liệu pháp vật lý (Xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh, thay đổi vị trí…).6 Hiệp hội đau Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố rằng đau là ngoài ý muốn của người bệnh nhưng khi một người bệnh biểu hiện đau thì quản lý đau là trách nhiệm của điều dưỡng.7 Với sự chú ý trên toàn thế giới để tích hợp quản lý đau vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng một chiến lược y tế công cộng, giáo dục và đào tạo là cần thiết.8 Điều dưỡng cần có kiến thức và thái độ tích cực đối với những phàn nàn về đau của người bệnh cũng như nhận định để đưa ra những quyết định thực hành giảm đau một cách có hiệu quả.2, 9 Điều dưỡng phối hợp hiệu quả với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để kiểm soát cơn đau thành công.10 Là những cán bộ y tế tương lai, sinh viên điều dưỡng phải có được kiến thức toàn diện về đau và quản lý đau trước khi hoàn thành chương trình giáo dục của họ.11 Chương trình đào tạo về đau đã được chính thức đưa vào các trường đào tạo nhân lực y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên cũng đã đưa vào giảng dạy môn học “Chăm sóc giảm đau” từ năm 2014 với cả hai đối tượng là sinh viên điều dưỡng chính quy và tại chức. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào đánh giá kiến thức và thái độ của sinh viên sau khi hoàn thành môn học này. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá kiến thức, thái độ quản lý đau của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức và thái độ của sinh viên năm cuối về quản lý đau. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh viên năm cuối về quản lý đau.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1108
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1183.pdf
  Restricted Access
1.49 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.