Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1101
Nhan đề: NGHIÊN CỨU THAI BỊ THOÁT VỊ HOÀNH QUA TỈ SỐ PHỔI ĐẦU BẰNG SIÊU ÂM
Tác giả: LÊ, HOÀNG LINH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần, Danh Cường
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Thoát vị hoành bẩm sinh (TVHBS) là tình trạng khiếm khuyết sự khép cơ hoành, Dị tật này thường xảy ra từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thời kỳ bào thai dẫn đến các tạng trong ổ bụng bị đẩy lên khoang lồng ngực khối thoát vị sẽ chiếm khoảng không gian ở khoang ngực và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi [1]. Có hai loại thoát vị cơ hoành đó là thoát vị cơ hoành trước hay thoát vị qua lỗ Morgagni loại này ít gặp và thường không gây ra thiểu sản phổi. Loại thoát vị cơ hoành sau bên chiếm trên 85% đây là loại thoát vị qua lỗ Bochdalek. Đa số thoát vị hoành nằm ở bên trái trên 80%. Bản chất thoát vị cơ hoành là các tạng trong ổ bụng di trú qua các lỗ này vào trong lồng ngực. Đa số là dạ dày, các quai ruột, mạc nối lớn, gan. Các hậu quả gây ra của thoát vị hoành là do các tạng này gây nên, nhất là ở bên tổn thương. Trẻ bị thoát vị cơ hoành sẽ có hai hậu quả nghiêm trọng là thiểu sản phổi và tăng áp lực động mạch phổi thứ phát. Đây là một trong các cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em do phổi giảm sinh và tăng áp lực động mạch phổi. Có thể phát hiện TVCHBS trước sinh bằng siêu âm thai nhi. Bệnh xảy ra với tần suất 0,8-5/10000 trẻ sinh, thường gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%, có tỷ lệ tử vong cao và nhiều ảnh hưởng đến phát triển sau này [2],[3]. Tỷ lệ tử vong thay đổi theo các trung tâm từ 20 % đến 40%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong gồm thiểu sản phổi, tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh, các dị dạng khác. Trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh thường xuất hiện suy hô hấp thiếu oxy sau sinh cần phải điều trị tích cực để duy trì sự trao đổi khí ở bệnh nhân bị thiểu sản phổi, tăng áp lực động mạch phổi, vì vậy điều trị suy hô hấp thiếu oxy ở bệnh nhân này đồng thời với tăng áp động mạch phổi dai dẳng [4]. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của siêu âm bào thai, chẩn đoán trước sinh thoát vị cơ hoành không khó khăn bằng sử dụng siêu âm 2D [4], cho nên ngày càng có nhiều trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh được chẩn đoán trong thời kỳ bào thai. Đa số thoát vị hoành là đơn độc trên 60%, còn khoảng 40% là phối hợp các bất thường khác, nhiều khi nằm trong bệnh cảnh của đa dị dạng. Sau khi thai nhi được chẩn đoán là thoát vị hoành bẩm sinh, cần tiếp tục tìm kiếm các dị tật bẩm sinh khác kèm theo. Ngoài ra, cần làm thêm phân tích nước ối để nhận dạng các bất thường về nhiễm sắc thể. Có một số phương pháp được ứng dụng để đánh giá tình trạng thiểu sản phổi: siêu âm 3D đánh giá thể tích của phần phổi còn lại [5][6]. Gần đây người ta sử dụng tỷ số phổi đầu mà được đo bằng siêu âm 2D để đánh giá phổi còn lại rất có giá trị. Tỷ số phổi đầu (lung to head ratio - LRH) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Metkus[7]. Sử dụng LHR để đánh giá khả năng sống sót, của trẻ thoát vị hoành trái đơn độc. Trung tâm chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương bước đầu sử dụng siêu âm 2D để đo chỉ số phổi đầu ở thai nhi được chẩn đoán trước sinh phát hiện thoát vị hoành đơn độc để giúp cho người thầy thuốc tiên lượng khả năng sống của trẻ sau đẻ, tư vấn cho gia đình cách xử trí đối với thai nhi. Chính vì vậy, đề tài được tiến hành với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước sinh ở thai phụ có thai nhi bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh. 2. Nhận xét vai trò của tỉ số phổi đầu ở thai nhi thoát vị cơ hoành bẩm sinh trong tiên lượng sự sống còn của trẻ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1101
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1179.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.49 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.