Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1095
Nhan đề: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY SỐT KÉO DÀI Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN, HẢI YẾN
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn, Kim Thư
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cơ thể do rối loạn trung tâm điều nhiệt. Sốt kéo dài được định nghĩa từ năm 1961 bởi Petersdoft và Beeson, là bệnh nhân có thời gian sốt ít nhất 03 tuần với nhiệt độ ≥ 38,3 oC trong hầu hết các ngày và vẫn chưa có chẩn đoán chắc chắn sau 01 tuần thăm khám và làm các xét nghiệm thăm dò tích cực [3]. Năm 1991, DT Durack và AC Street đưa ra định nghĩa sốt kéo dài có sự thay đổi là nhiệt độ > 38,3oC (101oF) xảy ra hơn 3 tuần mà không xác định được nguyên nhân sau 3 ngày nhập viện [4]. Nhiễm HIV/AIDS (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người – HIV- Human Immunodeficency Virus) được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại Mỹ và đến những năm 90 trở thành một dịch bệnh toàn cầu. HIV là một loại vi rút có khả năng sao chép ngược, có ái tính cao với tế bào lympho, đặc biệt tế bào lympho T-CD4. Sau khi tấn công vào các tế bào này, HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch làm mất khả năng bảo vệ của cơ thể đối với các nhiễm trùng cơ hội và một số bệnh lý ác tính. Năm 2018, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV với 1,7 triệu người nhiễm mới [68]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là 208.750 người, có khoảng 5768 người mắc mới [69]. Vì vậy, HIV/AIDS hiện nay là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, sốt kéo dài là triệu chứng thường gặp chiếm từ 3,4-21% số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị bao gồm căn nguyên nhiễm trùng và không nhiễm trùng [49],[50]. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở Việt Nam như lao, nhiễm nấm PM, … có thể gây sốt kéo dài. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của kỹ thuật xét nghiệm ngày càng nhiều căn nguyên được xác định. Tuy nhiên, chẩn đoán căn nguyên sốt kéo dài trên bệnh nhân HIV vẫn luôn là một thách thức lâm sàng. Trước thực tế đó, nhằm góp phần hiểu rõ hơn các căn nguyên gây sốt và tình trạng miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS, chúng em tiến hành đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân thường gặp gây sốt kéo dài ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương ” với 02 mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Tìm hiểu một số căn nguyên thường gặp gây sốt kéo dài ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số nguyên nhân thường gặp gây sốt kéo dài với tình trạng miễn dịch của bệnh nhân HIV/AIDS.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1095
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1173.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.42 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.