Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1079
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU TIẾT SAU CYCLOPENTOLATE 1% Ở BỆNH NHÂN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Tác giả: SẦM, THỊ HOÀNG LAN
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu [1]. Vì vậy tật khúc xạ đã được đưa vào nội dung chương trình thị giác 2020 nhằm giảm tỷ lệ mù lòa không đáng có [2].Tật khúc xạ ở trẻ em trong độ tuổi đi học đang là vấn đề mang tính thời sự được xã hội quan tâm. Do nhu cầu được thăm khám và điều chỉnh kính của trẻ em, học sinh ngày càng tăng nhanh gây nên tình trạng quá tải ở các cơ sở nhãn khoa. Do đó, đã có nhiều sai sót trong việc khám và cấp đơn kính, gây hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển thị giác của trẻ. Đặc biệt thêm nữa tâm lý muốn nhanh chóng của phụ huynh, ngại chờ đợi, ngại tái khám sau liệt điều tiết cũng góp phần tăng tỷ lệ giảm thị lực. Việc thăm khám cho trẻ có nhiều tâm sinh lý khó khăn, phức tạp hơn người lớn, vì ở đối tượng này có những đặc thù riêng, có tâm sinh lý chưa ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan do đó cần thăm khám tỉ mỉ, đúng quy trình tránh sai sót. Sử dụng thuốc liệt điều tiết trong thăm khám khúc xạ ở trẻ em là bắt buộc. Hai thuốc được sử dụng nhiều trên lâm sàng là atropin và cyclopentolate. Atropin thời gian đạt hiệu quả tác dụng lên đến 3 giờ và phải mất 3 ngày để liệt điều tiết hoàn toàn. Tác dụng của atropin kéo dài 3- 4 tuần do đó ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, hay gặp tác dụng phụ của atropin: sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt chóng mặt... Cyclopentolate có tác dụng nhanh hơn và đạt hiệu quả liệt điều tiết sau 30-45 phút, thời gian kéo dài trong vòng 24 giờ. Thuốc đã rút ngắn thời gian thăm khám và ít gặp tác dụng không mong muốn nên được sử dụng phổ biến [3], [4] . Đã có nhiều tác giả nước ngoài so sánh tác dụng liệt điều tiết của atropin và cyclopentolate [5], [6], [7]. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 phần lớn sử dụng cyclopentolate 1% trong thăm khám khúc xạ. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá về tác dụng liệt điều tiết của cyclopentolate xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá sự thay đổi điều tiết sau tra cyclopetolate 1% ở bệnh nhân khám tại bệnh viện mắt Hà Nội 2” nhằm hai mục tiêu sau: 1.Đánh giá sự thay đổi điều tiết sau tra cyclopentolate 1% ở trẻ 4-16 tuổi khám tại bệnh viện Mắt Hà Nội 2. 2.Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến liệt điều tiết của cyclopentolate 1%.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1079
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1158.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.6 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.