Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1058
Title: THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP, HÀNH VI, ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC VÀ QUẢN LÝ BỆNH TẠI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2019
Authors: LÊ, HOÀI THU
Advisor: PGS. TS. Đào, Thị Minh An
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tăng huyết áp ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành y học trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Các y văn trên thế giới cho thấy, bệnh tăng huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ với độ tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp càng lớn. Ở những cộng đồng có tỷ lệ dân số tuổi càng cao thì sẽ càng thêm gánh nặng bệnh tăng huyết áp. Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi thường trên 50%, thậm chí có thể lên tới 80% [1]. Ở Việt Nam trong hầu hết các nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi đều cho thấy tỷ lệ mắc là gần 50% [2]. Đại đa số bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là không có căn nguyên hay tăng huyết áp nguyên phát chiếm tới trên 95% [3]. Mà đối với các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng thường chỉ có một nhóm yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh phát triển gồm: Yếu tố về hành vi lối sống như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, chế độ ăn không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực. Các yếu tố nguy cơ về hành vi sẽ dẫn tới các biến đổi về sinh lý/chuyển hóa hay còn gọi là yếu tố nguy cơ trung gian bao gồm: thừa cân béo phì, tăng đường máu và rối loạn lipid máu [4]. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là một trong các nhóm giải pháp chính đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo để phòng chống các bệnh không lây nhiễm toàn cầu [1]. Vì vậy để phòng bệnh và góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp có hiệu quả thì mỗi người nên hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh. Việt Nam hiện nay là một trong những nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới với số người cao tuổi ngày càng tăng cao. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam đã tăng mạnh lên gấp hơn 2,8 lần trong giai đoạn 1979 - 2015, từ 17 lên đến 47 và đến năm 2049, chỉ số già hóa sẽ tăng lên tới 138 [2]. Già hóa dân số ở Việt Nam là yếu tố quan trọng, tỷ lệ dân số tuổi cao càng lớn thì gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng càng tăng [1]. Vì vậy cần phải có các giải pháp tích cực và kịp thời để đảm bảo an sinh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang gia tăng nhanh chóng của người cao tuổi. Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Cùng với xu hướng già hóa dân số tại Việt Nam thì Thái Nguyên cũng đang trong giai đoạn già hóa. Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Tại Thái Nguyên còn rất ít các nghiên cứu về sức khỏe trên đối tượng người cao tuổi. Để cung cấp thêm các thông tin phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng, đề tài “Thực trạng bệnh tăng huyết áp, hành vi, đặc điểm nhân trắc học và quản lý bệnh tại cộng đồng ở người cao tuổi tại Thái Nguyên năm 2019” được tiến hành với ba mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2019. 2. Mô tả thực trạng một số hành vi và đặc điểm nhân trắc học liên quan đến bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu. 3. Mô tả thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng (từ phía người bệnh).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1058
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1147.pdf
  Restricted Access
2.14 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.