Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1051
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG RUỘT NON
Tác giả: PHẠM, THỊ THÙY LINH
Người hướng dẫn: PGS. TSKH. Nguyễn, Đình Tuấn
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước đang phát triển, đặc biệt nhóm tuổi dưới 401, trong đó chấn thương bụng kín (CTBK) là cấp cứu ngoại khoa hay gặp2. Cùng với sự gia tăng ngày càng nhiều phương tiện giao thông và tốc độ đô thị hóa nhanh, chấn thương ruột non (CTRN) trở nên tăng lên đáng kể và là mối quan tâm chung của các nhà phẫu thuật viên với mong muốn phát hiện sớm, kịp thời, chẩn đoán sớm, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong cho bệnh nhân (BN). Mặc dù chấn thương ruột và mạc treo chỉ chiếm khoảng 1- 5% các BN CTBK3, nhưng lại liên quan đáng kể đến tỷ lệ tử vong. Khi BN bị CTRN, việc chẩn đoán chậm trễ có thể làm tăng tình trạng nặng và tỉ lệ tử vong của BN, do chảy máu, viêm phúc mạc hay nhiễm khuẩn huyết. Mặc dù co cứng thành bụng do kich thích phúc mạc là triệu chứng lâm sàng biểu hiện của CTRN, nhưng cũng không đặc hiệu, trong nhiều trường hợp BN đến sớm có thể chưa có biểu hiện này. Thêm vào đó, khi BN bị chấn thương sọ não và tủy sống, việc đánh giá thành bụng cũng trở nên khó khăn và thiếu tin cậy. Nếu chỉ sử dụng triệu chứng lâm sàng để chỉ định phẫu thuật (PT) CTRN thì tỷ lệ âm tính có thể lên đến 40%4–6 . Có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán CTRN. Chụp Xquang (XQ) bụng không chuẩn bị là một trong những thăm khám đầu tiên được chỉ định khi nghi ngờ CTRN, thực hiện nhanh và đơn giản, tuy nhiên chỉ đánh giá gián tiếp tổn thương, độ nhạy cũng không cao. Siêu âm là phương pháp dễ thực hiện, không nhiễm xạ, giá thành thấp, có độ đặc hiệu cao 98%7, đóng góp nhiều cho chẩn đoán tuy nhiên độ nhạy trung bình 86%, chủ yếu là hình ảnh gián tiếp, phụ thuộc vào chủ quan của người khám, hạn chế đánh giá trong trường hợp quai ruột chứa khí. Trong khi đó, cắt lớp vi tính (CLVT) là công cụ chẩn đoán nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu cao 91,9-100% và 85,7-97,6% tương ứng, khắc phục nhược điểm của các phương pháp trước, dùng để phát hiện các tổn thương cơ quan trong ổ bụng trong CTBK, đặc biệt là ruột non, ghi lại hình ảnh cụ thể, khách quan các tổn thương, phân loại tổn thương giúp các nhà ngoại khoa đưa ra chiến lược điều trị tốt nhất cho BN. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ruột non”, với hai mục tiêu: 1. Đặc điểm hình ảnh chấn thương ruột non trên cắt lớp vi tính đa dãy. 2. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ruột non.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1051
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1142.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.96 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.