Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1005
Nhan đề: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG MẮT (OTS) ĐỂ TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC TRONG ĐỤC THỂ THỦY TINH CHẤN THƯƠNG
Tác giả: PHẠM, PHƯƠNG DUNG
Người hướng dẫn: TS.BS. THẨM, TRƯƠNG KHÁNH VÂN
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Đục thể thủy tinh (TTT) chấn thương là một biến chứng thường gặp trong chấn thương nhãn cầu (CTNC) (cả CTNC kín và hở). Khoảng 27-65% bệnh nhân CTNC có đục TTT chấn thương1. Điều trị đục TTT chấn thương phụ thuộc vào mức độ đục TTT gây ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt của người bệnh hoặc đục TTT chấn thương gây các biến chứng viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp…. mà việc can thiệp lấy TTT đục sẽ giúp giải quyết được các biến chứng này. Việc phục hồi thị lực của đục TTT chấn thương phụ thuộc vào các yếu tố nào? Và liệu có thể tiên lượng được mức độ phục hồi thị lực cho bệnh nhân đục TTT chấn thương dựa vào các yếu tố này không? Có nhiều yếu tố được cho là ảnh hưởng tới kết quả thị lực của các bệnh nhân đục TTT chấn thương bao gồm: thị lực ban đầu, phân loại chấn thương, vị trí vết thương, phương pháp lấy TTT và phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo (IOL)2. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đều chỉ đánh giá ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố này lên kết quả thị lực mà không khảo sát được khi các yếu tố này kết hợp với nhau. Kuhn và cs (2002) sau khi khảo sát tiên lượng 100 yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến kết quả thị lực của CTNC hở đã đưa ra được thang điểm chấn thương mắt (OTS) gồm 6 yếu tố dùng để tiên lượng thị lực sau điều trị cho bệnh nhân CTNC. Thang điểm OTS được tính điểm dựa trên những biến sau: thị lực ban đầu, chấn thương vỡ nhãn cầu, viêm mủ nội nhãn, vết thương xuyên thấu nhãn cầu, bong võng mạc và tổn hại phản xạ đồng tử hướng tâm (RAPD)3. Trên thế giới, trong một số nghiên cứu, thang điểm OTS được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để tiên lượng kết quả thị lực ở bệnh nhân CTNC và đục TTT chấn thương4. Nghiên cứu của Shah và cs (2012) chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở kết quả thị lực sau 6 tuần điều trị và kết quả thị lực tiên lượng ban đầu với thang điểm OTS ở bệnh nhân đục TTT chấn thương4. Nghiên cứu của Qi và cs (2016) khẳng định OTS có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong tiên lượng thị lực sau điều trị ở bệnh nhân đục TTT chấn thương2. Vậy thang điểm OTS có thể được sử dụng để tiên lượng thị lực sau phẫu thuật điều trị đục TTT chấn thương không? Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm đánh giá giá trị tiên lượng của các thăm khám ban đầu tới kết quả thị lực của bệnh nhân, cũng như khảo sát giá trị của thang điểm OTS tới thị lực sau điều trị của bệnh nhân đục TTT chấn thương. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sử dụng thang điểm chấn thương mắt (OTS) để tiên lượng thị lực trong đục thể thủy tinh chấn thương” với 2 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của đục thể thủy tinh chấn thương 2. Sử dụng thang điểm OTS đánh giá tiên lượng thị lực trong đục thể thủy tinh chấn thương 
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1005
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS0087.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.6 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.