Browsing by Author TS. Hoàng Đình, Cảnh

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 1 of 1
Issue DateTitleAuthor(s)
2019Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có hơn nửa tỷ người có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng truyền qua thức ăn, trong đó bao gồm các loại sán lá truyền qua cá [1] [2]. Các bệnh sán lá truyền qua cá (SLTQC) bao gồm sán lá gan nhỏ (SLGN) và sán lá ruột nhỏ (SLRN). Bệnh có tỷ lệ mắc tương đối cao ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 45 triệu người nhiễm sán lá gan nhỏ, riêng Châu Á có ít nhất 35 triệu người nhiễm loại sán này [1] [2]. Còn bệnh sán lá ruột nhỏ do tương đối giống với sán lá gan nhỏ về tính chất lây truyền và dịch tễ nên cũng có tỷ lệ nhiễm tương tự với sán lá gan nhỏ [5]. Việt Nam là một nước nhiệt đới, diều kiện vệ sinh môi trường còn chưa tốt cùng với tập quán ăn các món chế biến từ cá chưa nấu chín của người dân như: gỏi cá, lẩu cá, tái cá, cá nướng... là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của các bệnh SLTQC. Cho đến nay, tại Việt Nam đã xác định có ít nhất 32 tỉnh ghi nhận bệnh nhân nhiễm SLTQC, trong đó 24 tỉnh có sán lá gan nhỏ và 18 tỉnh có sán lá ruột nhỏ lưu hành [5] [6]. Hầu hết các bệnh nhân nhiễm sán lá truyền qua cá giai đoạn đầu đều diễn tiến âm thầm và khó phát hiện nên thường ít được quan tâm, phòng chống. Tuy nhiên nếu nhiễm sán lá gan nhỏ trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, gây nhiễm độc kéo dài và dẫn tới xơ gan, ung thư đường mật... để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm trí đe dọa tính mạng bệnh nhân [7]. Theo một nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện cho thấy nước chanh và rượu trong món gỏi cá không có tác dụng ngăn ngừa sự lây truyền của sán lá gan nhỏ. Dưới tác dụng của nước chanh và rượu, ấu trùng sán lá gan nhỏ vẫn có tỷ lệ sống sót và tồn tại khoảng 95% [8]. Nói cách khác, gỏi cá hay các món cá chưa nấu chín chính là thủ phạm gây ra bệnh sán lá gan nhỏ nói riêng và các bệnh SLTQC nói chung. Nó gắn liền với phong tục tập quán ăn uống của nhân dân nhiều địa phương trên cả nước trong đó có vùng hồ Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam thuộc địa phận 2 huyện Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái. Người dân vùng ven hồ sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đời sống người dân còn nhiều khó khăn trong khi họ lại có tập quán ăn gỏi cá từ lâu đời. Ăn gỏi các loài cá nước ngọt đã trở thành một món ăn yêu thích, phổ biến được coi như món ăn đặc sản của địa phương và là thói quen khó bỏ của người dân. Theo nghiên cứu về thực trạng ấu trùng sán lá trên cá tại các tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả Bùi Ngọc Thanh đã phát hiện 7/22 loài cá tại vùng hồ Thác Bà có ấu trùng sán lá gan nhỏ và 21/22 loài cá có ấu trùng sán lá ruột nhỏ, có khả năng lây nhiễm cho người với tỷ lệ nhiễm chung là 66,1% [9]. Điều đó cho thấy nguy cơ nhiễm SLTQC của người dân vùng hồ Thác Bà là rất cao. Mặc dù bệnh đã và đang là mối đe dọa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nơi đây, song cho đến nay rất ít nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tỷ lệ nhiễm SLTQC trên người tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.TS. Hoàng Đình, Cảnh; PGS.TS. Lê Minh, Giang; NGUYỄN HỒNG, HẢI